
-
Dự án thứ cấp tại Cụm công nghiệp Quảng Sơn (Ninh thuận): Chậm tiến độ do nhiều “nút thắt”
-
Vi phạm hồ sơ đấu thầu, một doanh nghiệp ở Quảng Trị bị xử phạt 200 triệu đồng
-
Chỉ đạo nóng để hoàn thành 68 km cao tốc lên Tây Nguyên trong năm 2025
-
Ba dự án bất động sản ở Quảng Nam vi phạm luật đấu thầu
-
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM khuyến cáo đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất -
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai không bàn bạc với lãnh đạo SCB về phát hành trái phiếu
![]() |
Mỏ đá sét vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn 5, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Phước Tuần |
Nhiều khu mỏ hết hạn, nhưng vẫn khai thác
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế, 7 tháng đầu năm, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện 1.353 vụ vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản. Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt 60 đơn vị hoạt động trái phép, truy thu 16,5 tỷ đồng trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế mới diễn ra, bà Dương Thị Thu Truyền, Phó trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh cho biết, giai đoạn 2016 - 2021, địa phương đã khoanh định 86 khu vực mỏ khoáng sản, với tổng diện tích hơn 1.319 ha. Tỉnh đã cấp 29 giấy phép thăm dò khoáng sản, 40 giấy phép khai thác khoáng sản, với tổng diện tích 294 ha, trữ lượng địa chất hơn 14 triệu m3. Toàn tỉnh có 65 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác.
Điều đáng nói, Thừa Thiên Huế hiện có 15 khu vực mỏ hết thời gian khai thác, song doanh nghiệp chưa lập đề án đóng cửa mỏ trình UBND tỉnh phê duyệt. HĐND tỉnh cho rằng, nguyên nhân của thực trạng trên là công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về hoạt động khoáng sản đạt hiệu quả chưa cao.
Theo bà Truyền, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về quản lý khoáng sản chưa chặt chẽ; việc điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản chưa toàn diện, độ tin cậy của số liệu chưa cao. Mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản còn thấp, chiếm 1-3% tổng mức đầu tư, nên các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc cam kết bảo vệ môi trường…
Xử phạt doanh nghiệp vi phạm
Ông Hồ Đôn, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, UBND xã Phong Mỹ vừa lập biên bản, yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng ngưng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ liên quan thủ tục đất đai.
Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng là chủ mỏ khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tại khu vực bãi bồi đội 4, xã Phong Mỹ. Theo giấy phép, doanh nghiệp này được phép khai thác khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực bãi bồi đội 4 với diện tích 6 ha, trữ lượng khai thác 50.000 m3, thời hạn cấp phép mỏ 6 năm.
Dù đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng chưa hoàn thiện các thủ tục hồ sơ liên quan đến thuê đất để trình địa phương, mà đã cho phương tiện xuống khu vực khai thác đắp đê là trái với quy định của pháp luật.
Những tháng đầu năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng, chuyển hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền với số tiền xử phạt 250 triệu đồng.
Sau khi kiểm tra đột xuất việc đóng cửa mỏ khoáng sản đá sét vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn 5, xã Thượng Long, huyện Nam Đông với Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chuyển hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng kiểm tra hồ sơ, rà soát việc đóng cửa mỏ đối với Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hồng Phát và Công ty một thành viên Xây dựng Giao thông Tuấn Hải. Qua rà soát, Sở đã lập thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với 3 tổ chức này và trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 2 quyết định xử phạt với Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái và Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hồng Phát số tiền 250 triệu đồng.

-
Dự án thứ cấp tại Cụm công nghiệp Quảng Sơn (Ninh thuận): Chậm tiến độ do nhiều “nút thắt”
-
Vi phạm hồ sơ đấu thầu, một doanh nghiệp ở Quảng Trị bị xử phạt 200 triệu đồng
-
Dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Đà Nẵng): Xót xa dãi nắng dầm mưa
-
Chỉ đạo nóng để hoàn thành 68 km cao tốc lên Tây Nguyên trong năm 2025
-
Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố vụ đổ trái phép 123 tấn chất thải -
Quảng Nam: Thêm 5 dự án bất động sản bị phát hiện vi phạm -
Ba dự án bất động sản ở Quảng Nam vi phạm luật đấu thầu -
Người già trong mê cung bẫy tài chính - Bài 4: Gian nan “cuộc chiến” bảo vệ cha mẹ của con cái -
Bị phạt 16 năm tù vì gây thiệt hại hơn 743 tỷ tiền thuế rồi bỏ trốn -
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM khuyến cáo đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất -
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai không bàn bạc với lãnh đạo SCB về phát hành trái phiếu
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics