-
Sau gặp mặt doanh nghiệp, Chủ tịch Ninh Thuận chỉ đạo xử lý dứt điểm loạt kiến nghị -
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng thêm 81 tỷ USD -
Vietjet tham dự triển lãm công nghệ lớn nhất của cộng đồng Pháp ngữ tại Paris -
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân”
Đó là thông tin được ông Phan Mạnh Cường, Phó ban phụ trách Ban Quản lý Khu công nghiệp Thái Nguyên, xác nhận với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn.
“Chúng tôi đã nhận được hồ sơ xin cấp chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư này”, ông Cường cho biết.
Linh kiện điện thoại di động sẽ được Samsung sản xuất tại Thái Nguyên |
Được biết, Samsung - thông qua Công ty Samsung Electro - Mechanics - sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung trong khu vực Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT, Khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên).
Dự án sẽ có tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD.
Theo kế hoạch, Dự án sẽ triển khai từ đầu tháng 10/2013 và đi vào sản xuất trong tháng 8/2014. Ông Seung Mo Ryu, Tổng giám đốc Công ty Samsung Electro - Mechanics, cách đây ít ngày cũng đã tới Thái Nguyên để đề xuất với các cơ quan chức năng Thái Nguyên về dự án này.
Làm việc với ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Seung Mo Ryu bày tỏ mối quan tâm đến khả năng cung ứng điện, cũng như nguồn nhân lực cho Dự án.
Cũng theo ông Seung Mo Ryu, Samsung Electro - Mechanics hiện đã có nhà máy tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Dự án đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên là nhà máy thứ 9 của Công ty.
Trong khi đó, đánh giá cao các kế hoạch đầu tư của Samsung tại Việt Nam, ông Dương Ngọc Long cam kết, sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty Samsung Electro - Mechanics sớm triển khai Dự án và đi vào sản xuất.
Như vậy, sau khi đầu tư 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh và dự án 2 tỷ USD ở Thái Nguyên, tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc đã dấn thêm một bước tại thị trường Việt Nam. Dự án này, trên thực tế đã được nhắc tới khi Samsung Electronics Việt Nam khởi công SEVT vào ngày 25/3/2013. Điều đáng nói, đây là một dự án tập trung vào sản xuất linh, phụ kiện cho điện thoại di động, chứ không chỉ lắp ráp đơn thuần.
“Dự án mới này khi đi vào hoạt động chắc chắn sẽ cung cấp thêm nhiều linh kiện cho cụm nhà máy thiết bị di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và tỷ lệ nội địa hóa sẽ được nâng lên cao hơn nữa so với hiện nay. Đây là các bước nội địa hóa chủ động của Samsung, hứa hẹn sẽ kéo theo những doanh nghiệp ‘thứ cấp’ trong ngành công nghiệp phụ trợ”, ông Nguyễn Văn Đạo, Phó tổng giám đốc SamsungVina nói và cho biết, tính đến hết tháng 3/2013, có khoảng 54 nhà đầu tư vệ tinh theo Samsung vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 2 tỷ USD.
Sau khi đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động 670 triệu USD ở Bắc Ninh vào năm 2008, Samsung - trong quá trình nâng vốn đầu tư lên 1,5 tỷ USD, đã đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất camera module và LCD module. Cả 2 nhà máy này đã hoạt động từ đầu năm 2012.
Hiện tại, thêm một nhà máy thiết bị di động nữa đang được xây dựng tại SEV, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 9/2013. Sau khi SEV nâng vốn đầu tư lên 2,5 tỷ USD hồi tháng 6 vừa qua, một phần trong số này cũng sẽ được tập trung đầu tư cho sản xuất linh, phụ kiện.
Chưa kể, trước đó, Công ty Samsung SDI đã được thành lập, với mục tiêu chính là sản xuất pin cho điện thoại di động. Hiện tại, Samsung đang có kế hoạch nâng vốn đầu tư của nhà máy này thêm 110 triệu USD nữa. Samsung SDI, trong 6 tháng đầu năm nay, đã xuất khẩu được hơn 245 triệu USD và nộp ngân sách khoảng 3 triệu USD.
Như vậy, càng ngày những động thái của Samsung ở Việt Nam càng cho thấy, tập đoàn này thực sự coi Việt Nam là một cứ điểm sản xuất mới.
Hiện tại, bên cạnh SEVT đã khởi công, Samsung Electro - Mechanics 1,2 tỷ USD đang chuẩn bị triển khai, trong những văn bản chỉ đạo điều hành thời gian gần đây, lãnh đạo Thái Nguyên, còn nhắc tới 2 công ty con khác nữa của Tập đoàn Samsung. Có vẻ, bước đầu tư của Samsung ở Thái Nguyên sẽ không dừng ở 3,2 tỷ USD.
Nguyên Đức
-
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Chuyện gia tăng tỷ lệ nội địa hóa từ những doanh nghiệp đầu tàu -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024