-
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai
Lần đầu tiên: VN-Index bốc hơi 73,23 điểm, VN-30 trắng bên mua
Kỷ lục đã được thiết lập trong ngày 28/1. VN-Index giảm mạnh từ đầu phiên sáng khi những tin tức về những ca lây lan Covid-19 trong cộng đồng được công bố, từ 2 ca đầu giờ sáng lại có thêm 82 ca theo cập nhật đến cuối giờ trưa.
Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 73,23 điểm, tương đương 6,67% - một mức giảm khó có thể giảm hơn đối với một sàn chứng khoán quy định biên độ giao dịch mỗi cổ phiếu trong khoảng +/-7%. HNX-Index với biên độ rộng hơn cũng đã có rơi hơn 8% về mức 203,05 điểm.
Xét về tỷ lệ giảm tương đối, Việt Nam là thị trường chứng khoán giảm sâu nhất trong các sàn chứng khoán châu Á. Ở phiên hôm qua (27/1), thị trường Việt Nam cũng giảm thứ 2 thế giới. Như vậy, sau tròn 10 ngày kể từ cú rơi sâu ngày 19/1, VN-Index nay về mức 1.023 điểm. Chuỗi ngày đi theo xu hướng giảm “downtrend” này cũng đã xóa bỏ nỗ lực tăng điểm từ 7/12 đến nay.
Chuỗi ngày “downtrend” đã đánh bay 170 điểm của VN-Index |
Từng có thời điểm hơn 70% số cổ phiếu trên sàn HoSE nằm sàn la liệt. Nhóm cổ phiếu VN 30 đứng đầu về vốn hóa cũng như thỏa mãn nhiều điều kiện ngặt nghèo về thanh khoản hoàn toàn “trắng bên mua”. Với mỗi lệnh mua “thả” vào đều ngay lập được được khớp lệnh và hấp thụ. Số lượng cổ phiếu tăng giá trong số hơn nghìn cổ phiếu giao dịch trên sàn chỉ vỏn vẹn chưa đến 100, trong khi có tới 500 cổ phiếu giảm kịch biên độ.
Cổ phiếu DNM của Danameco – doanh nghiệp chuyên sản xuất vật tư y tế, khẩu trang nằm trong số hiếm hoi tăng giá kịch biên độ hôm nay. Cổ phiếu của Eximbank bất ngờ đảo ngược tình thế trong phiên ATC với 805.000 cổ phiếu giao dịch tại mức giá xanh dù đa số thời gian giao dịch trước đó đều giảm kịch biên độ. EIB cũng là cổ phiếu duy nhất trong VN30 lấy lại được sắc xanh khi đóng cửa. 28/30 cổ phiếu trong VN30 trắng bên mua, trong khi phía bên bán tổng giá trị lệnh dư bán sàn vượt 3.014 tỷ đồng.
30/30 cổ phiếu nhóm VN-30 lần đầu tiên giảm kịch sàn |
Điểm sáng khối ngoại
Điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay là sự tham gia khá tích cực của khối ngoại. Tổng cộng, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1.680 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 1.200 tỷ đồng. Giá trị mua ròng xấp xỉ 480 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ 5/1/2021.
Các cổ phiếu trong danh sách được khối ngoại mua nhiều nhất đều đóng cửa giảm kịch sàn, bao gồm HPG – Hòa Phát (hơn 70 tỷ đồng), VHM – Vinhomes (50,5 tỷ đồng), STB-Sacombank (33 tỷ đồng), VIC –Vingroup (27,5 tỷ đồng)… Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PAC của Pinaco bị bán ra gần 37 tỷ đồng và là cổ phiếu bị khối ngoại bán mạnh nhất trong phiên hôm nay, bên cạnh VNM, VCB. MBB…
Các giao dịch phần lớn được thực hiện trong buổi sáng. Hiệu ứng “nghẽn lệnh” do hệ thống chỉ chịu tải được mức giới hạn số lượng lệnh đặt khiến nhiều nhà đầu tư muốn chốt sớm ngay buổi sáng. Tại sàn HoSE, thanh khoản đến phiên sáng đã vượt 14.000 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu khớp lệnh trong phiên chiều chỉ gần 1.750 tỷ đồng. Tổng thanh khoản trên cả ba sàn xấp xỉ 21.040 tỷ đồng.
Ám lực giải chấp, lực bán sẽ còn tiếp diễn?
Chỉ trong ba phiên gần đây, chỉ số VN-Index đã giảm 142 điểm. Tại một số công ty chứng khoán, lệnh bán giảm margin cũng đã xuất hiện. Theo số liệu cập nhật từ ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dư nợ margin tới ngày 31/12/2020 xác lập kỷ lục mới, với gần 81.000 tỷ đồng, tăng 59%. Tuy nhiên, mức tăng trên cũng tương đồng với mức tăng trưởng của thanh khoản thị trường.
Cuối phiên ngày 28/1, lệnh dư bán sàn chất lại chưa được khớp vẫn còn rất lớn cho thấy nguồn cung muốn bán tháo cổ phiếu vẫn còn rất lớn. Thống kê chỉ riêng trong nhóm VN-30, giá trị cổ phiếu dư sàn còn chất vượt 3.000 tỷ đồng, tập trung ở các cổ phiếu như HPG (dư sàn tới 512 tỷ đồng), TCB (gần 300 tỷ đồng), SSI (239 tỷ đồng)…
Theo đánh giá của Chứng khoán BIDV, VN-Index có thể giảm tiếp về quanh ngưỡng 1.005 trong phiên cuối cùng của tuần giao dịch.
-
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Góc nhìn TTCK tuần 18-22/11: Việc “bắt đáy” sẽ khá rủi ro với nhà đầu tư lướt sóng
-
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
Hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, Vinpearl chuẩn bị cho ngày chào sàn? -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
VN-Index tiếp tục giảm hơn 13 điểm: Ngày về mốc 1.200 cận kề? -
Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai -
VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/11 -
2 Đề xuất giải pháp đặc biệt “cứu” dự án chống ngập tại TP.HCM -
3 Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 38.693 tỷ đồng -
4 Hội đồng Vàng thế giới: Hai nguyên nhân khiến vàng lao dốc -
5 Động thái mới tại tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
- Đạm Phú Mỹ tiến tới “nhà máy thông minh”
- SonKim Land được vinh danh là Chủ đầu tư của thập kỷ
- Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
- VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024