
-
Gỡ các rào cản, tạo động lực gia nhập thị trường của các hợp tác xã
-
Doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro
-
Tổng cục Thống kê điều chỉnh, bổ sung Thông báo tuyển dụng công chức
-
Lạm phát tại Việt Nam chưa phải là vấn đề quá nóng
-
Kiến nghị giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa -
[Infographic] 6 tháng năm 2022, GRDP của Hà Nội tăng 7,79%
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 tại TP.HCM giảm 22,4% so với tháng 7/2021.
Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP Thành phố giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước do chịu ảnh hưởng mạnh của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.
Theo sau đó, nhiều nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng hoạt động để chống dịch. Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của TP.HCM qua các tháng. |
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm nay giảm 5,8% so với cùng kỳ năm truớc.
Trong đó, ngành cơ khí giảm 2,6%; ngành hóa dược giảm 5,3%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm 6,7%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 8,7%.
![]() |
Chỉ số sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM. |
Với ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất ngành dệt giảm 6,9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,9%; sản xuất trang phục giảm 18,5%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo riêng tháng 8/2021 ước tính giảm 27,7% so với tháng liền kề trước đó và giảm 53,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 8 tháng năm nay, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 8/2021 ước tính tăng 11,4% so cùng thời điểm năm trước.
Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng hơn 644%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 76,4%;...
![]() |
Người lao động thi công tại tuyến Metro được xét nghiệm trước khi bắt đầu công việc (Ảnh: Lê Toàn). |
Cục Thống kê TP.HCM đánh giá, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 8 tiếp tục gặp nhiều khó khăn chồng chất; có nguy cơ đứt gãy sản xuất do toàn Thành phố tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trước 15/9/2021.
Việc TP.HCM tiếp tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 còn dẫn đến trạng thái cầm chừng trong thi công của các dự án; rất ít dự án có đủ điều kiện “3 tại chỗ” được tiếp tục thi công.
Ngoài ra, giá vật tư ngành xây dựng tăng, công tác đấu thầu, chọn thầu bị chậm trễ. Một số nhà sản xuất bê tông tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liêu cho các công trình.
Vốn từ ngân sách địa phương và Trung ương phân bổ về TP.HCM ước thực hiện trong 8 tháng là 13.267 tỷ đồng, giảm 27,4% so với cùng kỳ; đạt 37% so với kế hoạch.
Riêng trong tháng 8/2021, khối lượng thực hiện ở mức 567 tỷ đồng, bằng khoảng 42% so với tháng 7/2021, bằng 23% so với tháng 6/2021 và chỉ bằng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

-
Kiến nghị giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa -
Ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, đề xuất cấp có thầm quyền điều chỉnh thuế xăng dầu -
[Infographic] 6 tháng năm 2022, GRDP của Hà Nội tăng 7,79% -
Mất điện nhiều nơi do nắng nóng và một số tổ máy bị sự cố -
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong phát triển kinh tế: Sự thật thắng, thuyết phục -
Giá xăng và tăng trưởng kinh tế -
Công bố quyết định đặc xá năm 2022, tất cả phạm nhân đều bình đẳng
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A
-
Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột
-
Thêm động lực để phát triển thị trường bất động sản Việt Nam
-
Lộc Trời xuất khẩu gạo với thương hiệu "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu
-
Chính phủ bang Queensland (Úc): Nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư Việt