-
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn
Nhiều dự án đầu tư trong ngành than đang lo chậm tiến độ vì dịch Covid-19, do các chuyên gia Trung Quốc chưa thể trở lại Việt Nam |
Hoạt động sản xuất và kinh doanh than cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2020, hàng loạt khó khăn đổ ập đến ngành sản xuất, khai thác, kinh doanh than.
Ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, ngành than gặp khó cả khâu sản xuất, tiêu thụ, xuát nhập khẩu và công tác triển khai các dự án đầu tư.
Trong đó, hoạt động sản xuất than, có thể bị gián đoạn trong thời gian dài do thiếu nguồn cung cáp nguyên nhiên vật liệu và nguồn nhân lực.
Việc tiêu thụ than, dịch covid có thể dẫn đến các nhà máy xi măng giảm công suất ( do nhiều thị trường tiêu thụ đã có sự kiểm soát gắt gao hơn đối với hàng hóa và người trong quá trình xuất khẩu, đặc biệt là Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của xi măng, clinker của Việt Nam). Do đó việc tiêu thụ than cám 3 và than cám 4 chủ yếu bán cho các hộ xi măng có thể gặp khó khăn.
"Trong trường hợp dịch Covid-19 với quy mô ảnh hưởng lan rộng trên toàn thế giới, khi đó, các thị trường nhập khẩu chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Than Đông Bắc như Nga, Úc, Nam Phi đều nầm trong tình trạng kiểm soát dịch bệnh, khiến nguồn cung cấp than nhập khẩu bị hạn chế và khan hiếm, ảnh hưởng đến công tác nhập khẩu cùa TKV và Than Đông Bắc", Bộ Công Thương dự báo.
Trong tình huống này, mức độ thiệt hại của TKV trong năm 2020 được cho là rất lớn. Dự kiến than xuất khẩu giảm khoảng 300.000 tấn so với kế hoạch năm; các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ than khác cơ bản vẫn thực hiện theo kế hoạch năm đã được phê duyệt, theo đó, dự kiến doanh thu cả nâm có thể giảm khoảng 1.875 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2020, trong đó doanh thu than cả năm có thể giảm 1.007 tỷ đồng.
Đối với Tổng công ty Than Đông Bắc, nếu dịch diễn biến phức tạp, tiêu thụ than của các hộ xi măng sẽ sụt giảm, trong trường hợp này, Than Đông Bắc dự kiến sử dụng lượng than này pha trộn với than nhập khẩu, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Do vậy, về cơ bản, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Than Đông Bắc không bị ảnh hưởng lớn.
Liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, trong số các dự án của đơn vị ngành than, có 3 dự án do TKV và các đơn vị thành viên đang tổ chức thực hiện có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc. Các dự án này đều đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.
Cụ thể, Dự án đầu tư khai thác hầm lò ỏ Khe Chàm II-IV, Công ty than Hạ Long có 378 lao động là người Trung Quốc, do dịch bệnh nên các lao động này chưa thể trở lại Việt Nam. Trường hợp dịch bệnh kéo dài, tiến độ đào lò do nhà thầu Trung Quốc thực hiện sẽ chậm tiến độ so với dự kiến.
Dự án đầu tư khai thác hầm lò dưới mức 150 – Công ty Than Mạo Khê, dự kiến nhà thầu Trung Quốc sẽ triển khai thi công một số công trình của dự án vào trung tuần tháng 3 năm 2020, nhưng chắc chắn cũng bị ảnh hưởng tiến độ do dịch bệnh.
Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo cũng có 2 gói thầu thuộc dự án do chuyên gia người Trung Quốc tham gia thực hiện, trong đó có gói thầu cung cấp thiết bị và hướng dẫn lắp đặt, vận hành tổ hợp cơ giới khóa khai thác than. Hiện tại, đã hoàn thành việc cung cấp thiết bị và hướng dẫn lắp đặt, vận hành trên mặt bằng.
Theo kế hoạch, các chuyên gia của hãng cung cấp thiết bị Trung Quốc sang Việt Nam để triển khai việc hướng dẫn lắp đặt thiết bị trong lò từ tháng 2/2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh các chuyên gia tạm hoãn sang Việt Nam theo kế hoạch, do đó việc hướng dẫn, lắp đặt, vận hành không được tiến hành theo đúng kế hoạch. Trường hợp không có biện pháp khắc phục sẽ làm giảm sản lượng sản xuất của Công ty Than Núi Béo khoảng 400 ngàn tấn trong năm 2020.
Giải pháp được TKV và Tổng công ty Than Đông Bắc thực hiện là linh hoạt nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất than, dự trữ thiết bị, vật tư hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất (tìm kiếm vật tư thay thế trong trường hợp không thể mua được từ Trung Quốc.
Chủ động tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng nhập khẩu than dài hạn về Việt Nam phục vụ các ngành kinh tế nhất là trong bối cảnh dự báo nhu cầu sử dụng than của thế giới giảm trong thời gian tới, giá than thế giới có thể giảm do tác dụng của dịch bệnh.
-
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp?
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3