
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
Chấp nhận lỗ trước khi hưởng lãi
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn cách đây không lâu, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH nói, khi đầu tư vào ngành sữa, bà đã xác định chấp nhận lỗ trong vòng ít nhất 7 năm. Thực tế đến nay, sau 5 năm thành lập, dù TH true MILK đã thành thương hiệu sữa tươi đình đám nhất thị trường, song tập đoàn này vẫn chưa có lãi từ sữa.
![]() |
Thị trường sữa còn dư địa rất lớn, dù doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này chưa thể thu lãi ngay |
“Bản chất của doanh nghiệp là phải có lợi nhuận, nhưng chúng tôi đặt mục tiêu tối đa hóa lợi ích, hài hòa lợi nhuận. Ngay từ đầu, tôi đã thuyết phục HĐQT rằng, làm sữa không thể vội vàng, không thể vì đồng tiền trước mắt, bởi thương hiệu sữa sẽ sống mãi với người dân. Chính vì vậy, chúng tôi đã xác định mục tiêu hòa vốn phải mất 7 năm, thậm chí 9 năm cũng chấp nhận. Nhưng sau khoảng thời gian đó, TH sẽ thu lãi lớn”, bà Hương nói.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cũng xác nhận, bản thân Vinamilk cũng phải chịu lỗ trong những năm đầu nuôi bò. Bên cạnh đó, theo bà Liên, đầu tư chăn nuôi bò sữa là một lĩnh vực nhiều rủi ro, đòi hỏi vốn lớn và lâu dài, nên không phải ai làm cũng thành công.
Có lẽ, đây cũng chính là lý do khiến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, dù đã dự định nhập khẩu bò sữa vào tháng 10/2014, song đến nay vẫn chưa thực hiện, mà chuyển sang chăn nuôi bò thịt.
Tương tự, mới đây, Vingroup công bố chi 2.000 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, ông chủ của tập đoàn này không công bố kỳ vọng lợi nhuận trong lĩnh vực này, dù Vingroup có nhiều lợi thế trong tiêu thụ thực phẩm sạch, đặc biệt là hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi phủ rộng tại nhiều thành phố.
Theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch, thực phẩm chế biến thực phẩm rất tốt cho thị trường. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, đầu tư bài bản, dài hơi. Vì vậy, khi đầu tư vào lĩnh vực này, doanh nghiệp phải chấp nhận thời gian thu hồi vốn lâu, không thể “ăn xổi”.
Tiềm năng lớn
Với Hoàng Anh Gia Lai, dù kế hoạch nuôi bò sữa chưa thể thực hiện sớm như kế hoạch, song việc chuyển hướng sang nuôi bò thịt (bắt tay với Vissan để tiêu thụ) cũng cho thấy, tập đoàn này hoàn toàn có thể thu lãi lớn từ việc đầu tư vào ngành thực phẩm. Theo kế hoạch đề ra, năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai sẽ lãi gần 1.000 tỷ đồng từ sản phẩm bò thịt.
“Hoàng Anh Gia Lai đã hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng chưa có ngành nghề nào có lợi nhuận cao bằng nuôi bò”, những chia sẻ này của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho thấy, nếu lựa chọn đúng phân khúc, thị trường thực phẩm sẽ là “điểm rơi vàng” cho các nhà đầu tư.
Hay tại TH, dù sữa chưa mang về lợi nhuận, song theo ước tính của bà Thái Hương, năm 2020, Tập đoàn sẽ đạt doanh thu 23.000 tỷ đồng. Có lẽ, hiếm có doanh nghiệp nào đạt doanh thu trên 1 tỷ USD ngay sau 10 năm thành lập như TH true MILK. Điều này cũng cho thấy, thị trường thực phẩm, đồ uống nói chung, thị trường sữa nói riêng vẫn còn dư địa rất rộng lớn, dù doanh nghiệp chưa thể thu lãi ngay.
Cũng vì nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường thực phẩm, nên không chỉ tấn công lĩnh vực sữa, bà chủ của Tập đoàn TH đang có kế hoạch tấn công sang thị trường nước uống, dược liệu, vốn đang được các công ty đa quốc gia làm chủ.
Theo dự báo của Công ty Euromonitor International, tiêu thụ lương thực, thực phẩm của Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2014-2018. Các chuyên gia thị trường cũng nhận định, việc tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm sạch không chỉ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn tăng cường xuất khẩu, nhất là khi thị trường nông sản nước ta gần như đã mở cửa hoàn toàn với các hiệp định mới.
Hiện nay, người tiêu dùng trong nước và thế giới đang chuyển mạnh sang xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. Đây là cơ hội cho các TH true MILK đầu tư vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất khi tham gia thị trường thực phẩm đối với các doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn lực và kinh nghiệm để tham gia chuỗi khép kín, từ trang trại đến bàn ăn, chưa nói đến đủ sức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Từ ngày 5/5, tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện -
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort