
-
Giải pháp ứng phó với thách thức già hóa dân số tại Việt Nam
-
Công bố điểm sàn ngành Sư phạm năm 2025
-
EVNNPC: Gần 78% khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3 được cấp điện trở lại
-
Kỹ năng an toàn trước khi có lũ, ngập lụt
-
Hà Nội triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 -
Hà Nội Metro kích hoạt kịch bản ứng phó bão số 3
![]() |
80 cơ sở sản xuất xi măng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ 1/10/2024. |
Theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật), từ 1/10/2024, có 80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định 06/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, doanh nghiệp xi măng đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng.
Để đáp ứng các mục tiêu yêu cầu, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định mới từ quốc gia và quốc tế, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu thay thế, áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng cũng như cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Bộ Xây dựng đã chuẩn bị 2 dự thảo quan trọng, bao gồm: Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng đến năm 2030, trong đó có lĩnh vực sản xuất xi măng và Thông tư hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành để sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, nhằm hoàn thiện quy định về thẩm định khí nhà kính, tổ chức thị trường carbon và quản lý tín chỉ carbon.
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, định hướng phát triển ngành xi măng Việt Nam giai đoạn tới là tập trung vào việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và gắn sản xuất với tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Quyết định số 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 nêu rõ, chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clinker xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.
Năm 2025, các nhà máy xi măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đến hết năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải.
Các nhà máy sử dụng tối thiểu 20% ; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker và làm phụ gia trong sản xuất xi măng.
100% các cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; tăng cường chuyển đổi lọc bụi tĩnh điện sang lọc bụi túi vải; các cơ sở sản xuất xi măng phải có thiết bị giám sát nồng độ bụi tại nguồn thải và kết nối trực tuyến các thiết bị này với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương.
Hiện nay, ngành ximăng Việt Nam có 92 dây chuyền sản xuất clinker, với tổng công suất đạt 122,34 triệu tấn ximăng mỗi năm.
Về tiêu hao nguyên liệu, trung bình mỗi tấn clinker tiêu tốn 1,55 tấn nguyên liệu (đá vôi, đất sét, phụ gia), trong khi nhiệt năng tiêu hao trung bình là 800 kcal/kg clinker và điện năng là 95 kWh/tấn ximăng.
Xi măng cũng là lĩnh vực có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn, chiếm gần 75% tổng phát thải của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

-
Hà Nội triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 -
Hà Nội Metro kích hoạt kịch bản ứng phó bão số 3 -
Hướng dẫn kỹ năng an toàn trong bão cho cộng đồng dân cư -
Hướng dẫn kỹ năng an toàn trước bão cho cộng đồng dân cư -
13 địa phương có lệnh gia cố đê biển ứng phó bão Wipha -
Một số biện pháp để giảm thiểu thiệt hại do gió bão và mưa lớn gây ra -
Sun Group hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh hơn 2 tỷ đồng giúp đỡ gia đình các nạn nhân vụ lật tàu
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới