-
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng -
Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu -
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều -
Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
Tầm quan trọng của việc nâng cao Quản trị công ty
Quản trị công ty (QTCT) được đánh giá là một kênh rất quan trọng để dẫn vốn vào thị trường, vào doanh nghiệp. Đây là một thước đo năng lực cạnh tranh, là nền tảng tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp khi thực thi chiến lược phát triển bền vững. Việc nâng cao mặt bằng QTCT của từng doanh nghiệp và của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực cũng đang được các doanh nghiệp ưu tiên đưa vào chiến lược phát triển trong 2025 và những năm tới.
Nhằm thúc đẩy thị trường tài chính và chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng vào năm 2025, Diễn đàn Thường niên về Quản trị Công ty lần thứ 7 (AF7) với chủ đề “Đầu tư vào quản trị công ty: Chiến lược thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm trong xu thế quốc tế hoá thị trường” sẽ được tổ chức vào ngày 5/12/2024 tại TP.HCM.
Đây là sự kiện chuyên môn uy tín nhất tại Việt Nam về quản trị công ty tích hợp với ESG và phát triển bền vững được Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức với sự đồng hành của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cùng hỗ trợ chuyên môn của hai Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX).
Chia sẻ về tầm quan trọng của QTCT, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐQT Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) cho biết, việc đầu tư vào QTCT có nhiều tác động lớn và tích cực cho doanh nghiệp.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐQT Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD). |
Cụ thể, đầu tư vào QTCT sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh mềm của doanh nghiệp, nơi nhà đầu tư và công chúng có thể nhìn vào để thấy được năng lực của doanh nghiệp. Đồng thời, lợi ích toàn diện của doanh nghiệp được tăng lên nhiều và vượt lên sự tuân thủ. Doanh nghiệp không chỉ cần làm đúng, làm đủ, mà còn làm tốt hơn. Không chỉ nhà đầu tư, các cơ quan quản lý thị trường mà các đối tác khách hàng, các tổ chức xếp hạng, cộng đồng xã hội và những người lao động cũng đều quan tâm đến những công ty có quản trị tốt.
Bà Hà Thu Thanh đánh giá, tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang thực hiện ESG, nhưng mới chỉ dừng ở yếu tố E (môi trường) thực hiện ứng phó để để tuân thủ các yêu cầu, các đối tác, các thị trường theo hướng giảm các tác động tiêu cực, giảm phát thải nhà kính… và chi ngân sách cho các hoạt động xã hội (yếu tố S). Nhưng thực thi xã hội có cấp độ cao hơn tác động xã hội. Điều này được đo lường bằng yếu tố G (vừa là Quản trị - Governance vừa là Tăng trưởng - Growth).
Doanh nghiệp cần xác định, ESG chỉ là một phần của phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần coi quản trị công ty là một phần quan trọng, là yếu tố cốt lõi của ESG. Khi ESG kết hợp với văn hóa quản trị công ty mới tạo được sự phát triển bền vững.
Sẽ công bố Thẻ điểm VNCG50
Theo ông Phan Lê Thành Long, Tổng giám đốc Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), về quản trị công ty, ở cấp khu vực, Việt Nam đang tham gia 7 kỳ đánh giá chương trình thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN (ACGS). Việt Nam liên tiếp giữ thứ hạng thấp trong cả 7 kỳ đánh giá và điểm QTCT bình quân luôn dưới mức trung bình. Năm 2024, Việt Nam chỉ có 69 doanh nghiệp được lựa chọn do yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh và chất lượng báo cáo.
Hiện mặt bằng QTCT của Việt Nam đang ở cấp độ thấp nhất trong 6 nước ASEAN và thấp hơn mức độ trung bình trong đánh giá Thẻ điểm QTCT Đông Nam Á (ACGS). Do đó, yêu cầu nâng cao chất lượng và mặt bằng QTCT cho Việt Nam cần được thực sự coi trọng như một mục tiêu chiến lược quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu.
Tại Diễn đàn AF7 sắp tới, VIOD cũng lần đầu tiên công bố sáng kiến VNCG50. Là đối tác chuyên môn có kinh nghiệm tham gia đánh giá QTCT cho cả Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) và ACGS trong nhiều năm, VIOD đã đưa ra sáng kiến xây dựng bộ chỉ số VNCG50 và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ủng hộ. Đây là bộ thẻ điểm được xây dựng dựa trên các chỉ số đánh giá của ACGS theo các thông lệ tốt, đồng thời dựa trên thực tiễn về QTCT tại Việt Nam. VNCG50 được đánh giá bởi Hội đồng do VNX chủ trì, gồm các thành viên là các chuyên gia đến từ các Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đại diện quỹ, công ty chứng khoán và chuyên gia độc lập.
Sáng kiến thẻ điểm được đưa ra trong diễn đàn thường niên sắp tới là Bộ tiêu chí đánh giá thực hành QTCT dành cho các doanh nghiệp niêm yết, chủ yếu dựa trên các thông lệ tốt trong khu vực, từ đó giúp đề cử 50 doanh nghiệp Việt Nam tiên phong và cam kết đảm bảo các thực hành QTCT theo thông lệ tốt.
Thẻ điểm VNCG50 nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp niêm yết Việt Nam cải thiện thực hành QTCT theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, thu hẹp khoảng cách thực hành QTCT của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á, nâng điểm ACGS lên mức trung bình, từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường, tăng tính minh bạch và thu hút nhà đầu tư.
Ông Phan Lê Thành Long, Tổng giám đốc Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD). |
Ông Phan Lê Thành Long hé lộ, năm 2024, VNCG50 được công bố theo dạng sáng kiến và sẽ nâng cấp lên bộ chỉ số VNCG50 vào năm 2025 - 2026. Những doanh nghiệp nằm trong danh sách này sẽ có lợi ích lớn khi trở thành điểm tham chiếu để thu hút đầu tư. Theo quy trình, dựa trên rổ VNX Allshare, các doanh nghiệp sẽ được rà soát về thực hành công bố thông tin về quản trị và Báo cáo thường niên bằng tiếng Anh, xem xét việc tham gia đánh giá ACGS 3 năm gần nhất và từ đó đề cử ra 64 doanh nghiệp lên Hội đồng đánh giá lựa chọn. Sau khi đánh giá, 50 doanh nghiệp được chọn sẽ lọt vào danh sách VNCG50.
Tổng giám đốc VIOD cho biết, việc công bố VNCG50 nhằm mục tiêu lớn nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ được nâng hạng, mà còn thu hút thành công dòng vốn mới, chất lượng vào thị trường. Cải thiện QTCT đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thu hút vốn đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế, mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho chính thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
-
Sắp có bộ chỉ số đo lường tiêu chí quản trị công ty -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A -
Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn” -
Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024 -
Chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co phiên 27/11, điểm sáng FPT -
VN-Index tăng phiên thứ hai liên tiếp, vượt ngưỡng 1.240 điểm
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024