-
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
Ảnh minh họa: Bizfluent. |
Bài viết dưới đây là chia sẻ của anh Lê Hữu Hà, 40 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội về việc vợ chồng anh quyết định đóng cửa hàng để đi làm thuê, chấp nhận chịu gò bó để đổi lấy cuộc sống ổn định hơn:
Tốt nghiệp cao đẳng ngành kỹ thuật, tôi đi nghĩa vụ quân sự và khi ra quân thì xin vào làm ở một công ty sản xuất, kinh doanh thiết bị cơ khí. Sau gần hai năm làm thuê gò bó, nghĩ rằng chỉ có làm chủ mới nhanh giàu và tự do, tôi xin nghỉ. Tôi học mót nghề sửa chữa xe máy rồi mở một cửa hàng vừa sửa vừa bán phụ tùng xe. Hơn 10 năm trước, nghề này khá ổn. Tôi ban đầu túc tắc làm một mình, sau đó thuê thêm thợ, hầu như lúc nào cũng có đồng ra đồng vào.
Nhưng nghề nào cũng có thời. Làm chủ không phải lúc nào cũng thoải mái. Mỗi tháng, chi phí cố định tôi phải bỏ ra ít nhất là trên chục triệu, gồm tiền thuê cửa hàng, thuế, điện nước, lương thợ... Đó là chưa kể các khoản cũng tốn kém không nhỏ như thỉnh thoảng phải nộp phạt khi khách để xe dưới vỉa hè hay nộp tiền "ngoại giao" với cán bộ địa phương.
Tôi cũng gặp không ít phiền toái từ chuyện thuê mặt bằng. Vợ chồng tôi và hai con ở nhà tập thể trong ngõ nhỏ. Để mở cửa hàng, tôi phải thuê chỗ ngoài mặt đường. Có nơi đã ký hợp đồng cả 5 năm nhưng vừa được hai năm, thấy mình đông khách, làm ăn tốt là chủ nhà tới đòi tăng giá cao một cách vô lý. Tính toán với giá đó thì chẳng để ra được đồng nào, tôi đành phải chuyển chỗ. Đến địa điểm khác, mới thuê chưa đầy năm, khi mình vừa có lượng khách quen ổn thì họ đòi lại nhà với lý do không muốn chỗ ở bị bẩn do dầu mỡ dây ra... Mỗi lần chuyển đó vừa tốn kém, tôi vừa mất một lượng khách quen, lại chật vật đi tìm nơi mới.
Làm chủ nhưng tôi cũng không hề thoải mái về thời gian. Vì mình là cửa hàng nhỏ nên phải lấy công làm lãi, tận dụng tối đa thời gian. Sáng đến sớm, tới tối muộn có khách thì vẫn phải ở lại. Tự kinh doanh sản xuất, nếu nhởn nhơ kiểu khỏe thì làm mệt thì nghỉ, hứng mới làm thì chỉ có chết. Vì thế, phần lớn thời gian tôi đều ở cửa hàng, ít khi đưa đón được các con hay giúp vợ việc nhà.
Về tiền nong, có tháng tôi kiếm vài chục triệu nhưng cũng có những thời điểm phải đi vay để trả công thợ. Làm riêng, hầu như tiền ra tiền vào liên tục nên luôn có món để tiêu ngay, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều lúc vợ chồng tôi không để riêng ra được một khoản nào hết.
Vì thế, sau hơn 10 năm, mệt mỏi với việc làm ăn không ổn định, tôi tính kế lui. Có người quen giới thiệu, tôi đóng cửa hàng, xin vào một công ty thuộc ngành luật. Tại đây, tôi làm một công việc hầu như không liên quan gì tới ngành nghề cũ. Dù vậy, tôi nhanh chóng bắt kịp và thấy nhẹ đầu khi sáng 8h đến cơ quan, chiều 5h đã ra về và cứ tới ngày thì được lĩnh lương. Mức lương của tôi không cao, chỉ trên 10 triệu một chút nhưng tính ra, để có được mức đó, nếu làm chủ, mỗi ngày tôi phải kiếm được ít nhất 700.000 đồng. Đó không phải là việc dễ. Đi làm thuê, tôi được đóng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, ngày lễ Tết đều có thưởng.
Làm công ăn lương tuy là phụ thuộc và có áp lực từ bên ngoài nhưng dẫu sao đến tháng tôi còn chắc chắn có một khoản để cùng vợ gánh vác gia đình, chứ không như trước đây, nhiều khi đến cuối tháng là cuống cuồng lo trả tiền thuê cửa hàng, tiền điện, nước, trả công thợ. Nhiều tháng lo xong hết các khoản đó còn phải bù lỗ, nói gì đến lương của bản thân.
Hai năm trước, tôi cũng động viên vợ bỏ việc tự buôn bán để xin vào công ty làm. Thu nhập 7 triệu/tháng - thấp hơn gần một nửa so với trước nhưng cô ấy nhàn hạ hơn rất nhiều, không phải bù đầu tính toán, tối tối đều có thể nghỉ ngơi, hướng dẫn con học.
Vợ chồng tôi hiện tại có thể mức thu ít hơn thời tự làm ăn nhưng cả hai đều thích cuộc sống yên ổn này. Có thể với người khác nó là sự thụt lùi, là điều nhàm chán nhưng chúng tôi an phận và thấy nó phù hợp với nhu cầu cuộc sống của mình.
Từ trường hợp của tôi để thấy, rõ ràng là, không phải ai bỏ việc ổn định để ra ngoài bươn trải làm ăn, buôn bán đều thành công. Tôi tự thấy mình không được nhanh nhạy về thị trường, chỉ biết chăm chỉ làm ăn nên tôi lựa chọn lối đi khác. Sau 5 năm đi làm thuê, giờ tôi vẫn tin quyết định đó của mình là đúng. Tôi cảm thấy đầu óc thanh thản, không sợ nắng mưa hay thua lỗ.
-
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024