
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
Sau 2 năm đại dịch, doanh nghiệp dệt may đã trở lại Mỹ để xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng. |
Sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) vừa tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Mỹ dự Hội chợ Sourcing at Magic (Hội chợ Magic Show) 2022 tại Las Vegas, kết hợp khảo sát, xúc tiến thương mại, tìm khách hàng mới tại thị trường Mỹ từ 5-15/08/2022.
Với 14 gian hàng được thiết kế đồng bộ mang tính nhận diện cao như hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may coi sự trở lại lần này là cơ hội vàng để gặp gỡ các nhà nhập khẩu Mỹ.
Các sản phẩm được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mang đến giới thiệu và trưng bày tại triển lãm khá đa dạng: Veston, Jacket, Sơ mi, bảo hộ lao động, hàng thể thao, denim, Polo, T-Shirt, thời trang, phụ liệu, và các loại vải có tính ứng dụng cao.
Mỹ hiện chiếm 42% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành dệt may. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 16,6 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2020.
Cùng với các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Asean, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may.
Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ ngày càng quan trọng. Theo Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFTA), Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng dệt may, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, chiếm 20% tổng lượng hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tiếp tục hồi phục trong 7 tháng năm 2022 nhờ kinh tế toàn cầu hồi phục, chi tiêu đối với hàng may mặc sẽ tăng sau giai đoạn bị “đè nén” do dịch Covid-19. Xuất khẩu toàn ngành dệt may sau 7 tháng đạt gần 27 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Do đó, ngành kỳ vọng về đích năm nay với kịch bản cao 43,5 tỷ USD.
19 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ Magic Show 2022:
Tổng Công ty May 10 – CTCP, Công ty CP may Bắc Giang, Công ty CP may Phương Đông, Công ty CP Tex-Giang, Tổng công ty 28, Công ty CP hàng thể thao chuyên nghiệp Giao Thủy, Công ty TNHH Minh Trí, Công ty TNHH vải sợi Bảo Lân, Công ty CP Việt Ý – Hưng Yên, Công ty TNHH dệt Tường Long, Công ty TNHH Thái Sơn S.P, Công ty TNHH Mốt Fashion, Công ty TNHH Sản xuất may mặc Việt Hà, Công ty TNHH French People, Công ty CP GM Corp.
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới