-
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thiên Tân thông báo đã bán 1,85 triệu cổ phiếu của Tổng công ty đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG). Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 17/5.
Doanh nghiệp bán cổ phiếu DIG với mục tiêu giảm tỷ lệ sở hữu. Sau giao dịch, Thiên Tân còn sở hữu 88,5 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ nắm giữ giảm từ 18,07% xuống 17,7%.
Tạm tính theo mức giá đóng cửa ngày 17/5 vào khoảng 51.800 đồng, tổng số tiền Thiên Tân thu về sau đợt bán mạnh cổ phiếu này ước tính khoảng 95,8 tỷ đồng.
Trong giai đoạn tháng 8 đến 10/2021, Công ty Thiên Tân cũng liên tục bán ra hàng triệu cổ phiếu DIG. Song, khi DIC Corp phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp, Thiên Tân là tổ chức mua vào khối lượng lớn với 38 triệu đơn vị, chiếm 50,7% tổng lượng cổ phiếu phát hành.
Trước đó, cổ phiếu DIG cũng chứng kiến đợt “xả” hàng mạnh của cổ đông lớn khác là Công ty kinh doanh địa ốc Him Lam. Trong tháng 4, Him Lam đã bán ra tổng cộng 25,6 triệu cổ phiếu DIG, giảm sở hữu từ gần 52,7 triệu đơn vị xuống 24,9 triệu đơn vị. Tính đến cuối tháng 4, tổ chức này không còn cổ đông lớn của tổng công ty.
DIC Corp đã có 3 năm dòng tiền kinh doanh chính âm liên tục. Cụ thể, năm 2019 âm 245 tỷ đồng, năm 2020 âm 504 tỷ đồng và năm 2021 âm kỷ lục 1.966 tỷ đồng. |
Động thái thoái mạnh vốn của các cổ đông lớn đã thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và cổ đông DIC Corp cũng bày tỏ lo ngại tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra vào ngày 22/4 vừa qua. “Him Lam liên tục thoái vốn, cứ bán hoài bán hoài, công ty có kế hoạch thay đổi cổ đông lớn không?”, một cổ đông đặt câu hỏi.
Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường, Him Lam đã vào với DIC cách đây khá lâu. Theo định hướng ban đầu, hai bên đặt ra nhiều kế hoạch phát triển lâu dài cùng nhau.
“Tuy nhiên, vừa rồi có rất nhiều biến động trên thị trường như thông tin liên quan đến đấu giá đất đai,.... Có thể phía Him Lam cần thay đổi định hướng theo mục tiêu của họ. Thật sự tôi và Chủ tịch cũng liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG, chứ thật ra nếu họ làm căng thì có khi cổ phiếu còn đi sâu hơn nữa”, ông Cường nói.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp, cũng chia sẻ thêm: “Khi Him Lam trao đổi với chúng tôi, họ cũng chia sẻ có cái khó xử của họ. Thực tế, Him Lam rất giàu có và mạnh nhưng cũng có những khó khăn nhất thời. Có thời điểm họ cần tiền gấp thì chỉ có cách giải phóng cổ phiếu DIG ra mới nhanh được. Đây là phương án của họ.
Him Lam cũng xin phép tôi không làm cổ đông lâu dài của DIC Corp nữa, họ sẽ bán hết 52 triệu cổ phiếu trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đang kỳ vọng Him Lam sẽ có lộ trình thoái vốn khác đi. Có thể chúng ta sẽ bàn lại với họ mua lại một phần với giá thỏa thuận để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến các cổ đông khác trong ngắn hạn”, Chủ tịch DIC Corp chia sẻ.
Nói thêm về giải pháp cho đà giảm sâu của cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây, lãnh đạo cho biết trước mắt doanh nghiệp sẽ xem xét đến một số phương án. Thứ nhất, HĐQT sẽ xem xét việc mua lại cổ phiếu quỹ khi doanh nghiệp có nguồn thu tốt.
Theo dự kiến từ đây đến cuối năm, DIC Corp sẽ có dòng tiền 6.000 - 10.000 tỷ đồng và nếu thực tế đạt được, doanh nghiệp dự chi 1.000 - 2.000 tỷ đồng để làm việc này. “Khi có tiền tươi thóc thật trong tài khoản, chúng tôi sẽ bàn đến việc này, có thể tại ĐHĐCĐ bất thường”, Tổng Giám đốc DIC Corp nói.
Thứ hai, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và gia đình sẽ mua thêm cổ phiếu DIG; đồng thời kêu gọi thêm cổ đông hiện hữu tăng tỷ lệ sở hữu. Thứ ba, DIC Corp sẽ tìm kiếm thêm đối tác có năng lực tài chính, có thể thay thế cho Him Lam.
Về tình hình kinh doanh, quý I/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 518,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 61,59 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,7% và 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu và lợi nhuận tăng, nhưng dòng tiền kinh doanh chính lại âm hơn 1.495 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 175,1 tỷ đồng.
Trong kỳ, các khoản phải thu tăng 12% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 412,12 tỷ đồng lên 3.846,1 tỷ đồng; Tồn kho tăng thêm 197,7 tỷ đồng lên 4.042 tỷ đồng; Phải trả ngắn hạn khác giảm 45,2%, tương ứng giảm 645,7 tỷ đồng về 782,6 tỷ đồng. Đây chính là những khoản mục biến động mạnh dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm lên tới 1.495,99 tỷ đồng.
Được biết, DIC Corp đã có 3 năm dòng tiền kinh doanh chính âm liên tục. Cụ thể, năm 2019 âm 245 tỷ đồng, năm 2020 âm 504 tỷ đồng và năm 2021 âm kỷ lục 1.966 tỷ đồng.
-
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đạt đỉnh vào quý III/2025 -
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam