Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Sau một thập kỷ, Starbucks đã chạm mốc 100 cửa hàng tại Việt Nam
Anh Hoa - 17/09/2023 11:44
 
Cửa hàng thứ 100 của Starbucks Vietnam ở Lotte Mall Hồ Tây, khu phức hợp giải trí và mua sắm mới ở Hà Nội. Đây là trung tâm thương mại có quy mô lớn nhất Hà Nội cùng thiết kế theo phong cách Hàn Quốc.
TIN LIÊN QUAN

Nhân dịp đưa vào vận hành Cửa hàng thứ 100, Starbucks giới thiệu dòng cà phê có nguồn gốc địa phương Starbucks Reserve™ Vietnam Đưng K'Nớ. Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng bắt đầu bước vào mùa thu với những hương vị ngọt ngào, ấm áp hơn cùng các sản phẩm, bộ sưu tập đặc trưng.

Cà phê Starbucks Reserve™ Vietnam Đưng K'Nớ có nguồn gốc từ khu vực Tây Nguyên và thị trấn Đưng K'Nớ xa xôi, nơi sinh sống của 82 hộ nông dân bản địa theo chế độ mẫu hệ, cùng nhau làm việc để bảo tồn truyền thống văn hóa và tập quán canh tác cà phê.

Theo bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, dòng cà phê này thể hiện sự nỗ lực của những người nông dân Đưng K'Nớ trong việc sản xuất ra những hạt cà phê Arabica chất lượng, đồng thời thể hiện được di sản văn hóa cà phê Việt Nam một cách gần gũi, hiếm có.

Các sản phẩm hiện có mặt tại các cửa hàng Starbucks (ngoài trừ các cửa hàng tại Nội Bài Airport, Bà Nà, Nha Trang Vinwonders và Phú Quốc)
Các sản phẩm hiện có mặt tại các cửa hàng Starbucks (trừ các cửa hàng tại Nội Bài Airport, Bà Nà, Nha Trang Vinwonders, Phú Quốc)

Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, ở TPHCM. Tới nay đã có 100 cửa hàng trên cả nước tại 9 tỉnh, thành phố: TPHCM, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Hội An, Phú Quốc.

Thời điểm Starbucks đến Việt Nam, thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung vượt cầu.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành trong tháng 12/2013 ước rằng sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2012/13 là trên 153 triệu bao, trong khi lượng tiêu thụ ở mức 145 triệu bao, nghĩa là có khoảng 8 triệu bao dư thừa. Bối cảnh chung của thế giới khiến thị trường cà phê tại Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới cũng không tránh khỏi nhiều thiệt hại.

Bên cạnh đó, ngành cà phê tại Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời cũng đã chứng kiến sự tham gia của hàng loạt chuỗi cửa hàng cũng như thương hiệu lớn, nhỏ. Tuy nhiên, những thương hiệu thực sự lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng quốc tế chưa nhiều. Vì thế, sự xuất hiện của Starbucks tại Việt Nam thời điểm đó là một trong những dấu ấn nổi bật song cũng có không ít thách thức đặt ra cho thương hiệu này.

Thách thức đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là vượt qua được những khác biệt về văn hóa, cụ thể là hành vi của người tiêu dùng.

Robusta là loại cà phê ưa thích của người Việt, bởi vị đắng đặc trưng khiến người uống thấy sảng khoái, tinh thần phấn chấn. Trong khi đó, cà phê Starbucks được làm từ hạt cà phê Arabica với vị nhẹ nhàng, không bị đắng gắt, cùng mùi thơm đặc trưng quyến rũ.

Đó là bài toán mà Starbucks Vietnam cần tìm lời giải. Bà Patricia Marques không thể kỳ vọng rằng vị cà phê được khách hàng quốc tế ưa chuộng thì người tiêu dùng Việt Nam cũng ưa chuộng.

Ngoài ra vấn đề với Starbucks Vietnam là làm thế nào để sở hữu đội ngũ nhân viên hiểu được văn hóa của Starbucks và vẫn phục vụ tốt khách hàng Việt Nam. Starbucks Vietnam đã xây dựng các chương trình đào tạo riêng, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên để có thể hiểu giá trị của thương hiệu. Đơn vị cũng kết nối đội ngũ nhân sự tại Việt Nam với các quốc gia khác để họ có thể tiếp tục phát huy giá trị cốt lõi, sứ mệnh chung của Starbucks.

"Để đi đến hành trình hôm nay và chào đón cửa hàng thứ 100, trên hết, thành công của chúng tôi cũng là kết quả có được từ sự tin tưởng, yêu mến của quý khách hàng, những người mà chúng tôi kết nối trong từng cốc cà phê được phục vụ tại các cửa hàng trong mười năm qua", bà Patricia Marques chia sẻ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư