
-
Nguy cơ chậm đà phục hồi, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam cần thêm cú hích mới
-
Hitachi Vantara Việt Nam quyết tâm khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số
-
Tổng giám đốc BEST Inc Vietnam: Thương mại điện tử còn nhiều cơ hội cho nhiều “người chơi”
-
Vietnam Airlines và Gia Lai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
-
Quảng Ngãi: 27 doanh nghiệp khai thác vật liệu san lấp kê khai giá đất -
Xu hướng đầy hứa hẹn trong thị trường giao nhận: Nhượng quyền bưu cục
Một năm hai lần tăng vốn, thoát diện kiểm soát đặc biệt
Thông báo mới đây từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết sẽ mua 4 triệu cổ phiếu ORS của CTCP Chứng khoán Tiên Phong trong đợt chào bán riêng lẻ quý IV/2019. Trước đó, tháng 3/2018, CTCK này cũng đã phát hành riêng lẻ 16 triệu cổ phiếu cho 2 cá nhân gồm bà Vũ Lê Thùy Linh và bà Nguyễn Thị Minh Loan, tăng vốn điều lệ từ 240 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. Như vậy, ngay trong năm 2019, CTCK này tăng vốn hai lần lên 440 tỷ đồng, tăng 83% so với mức vốn điều lệ đã duy trì suốt hơn 10 năm trước.
Tại bản báo cáo tài chính soát xét của ORS công bố cách đây hơn một năm, kiểm toán viên đã phải đưa ra kết luận ngoại trừ và nhấn mạnh việc vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn hơn 58 tỷ đồng, chỉ bằng 42% vốn pháp định yêu cầu (135 tỷ đồng). Vì lý do này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đình chỉ hoạt động tự doanh chứng khoán của ORS, sau đó đặt CTCP Chứng khoán Phương Đông vào tình trạng kiểm soát. HNX cũng đã hủy niêm yết cổ phiếu này vì ý kiến kiểm toán trên và buộc ORS xuống đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Nguồn tiền mới thêm vào giúp vốn chủ sở hữu của ORS được khôi phục, tăng lên 216 tỷ đồng vào cuối quý I. Lệnh gỡ khỏi “diện kiểm soát đặc biệt” vừa được UBCKNN ban hành hôm 17/9.
Tính đến cuối quý II/2019, vốn điều lệ của ORS là 400 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế vẫn còn 178 tỷ đồng. Điểm tích cực là khoản lãi ròng gần 5,5 tỷ đồng thu được trong quý vừa rồi. Nguyên nhân chủ yếu nhờ hoạt động tư vấn tài chính mang về hơn 18 tỷ đồng doanh thu và gần 3 tỷ đồng lãi gộp. Dù đạt mức lợi nhuận cao nhất từ quý I/2016 tới nay nhưng nếu chỉ duy trì mức lợi nhuận trên CTCK này sẽ phải mất tới…32 quý mới có thể bù lỗ.
Duyên nợ với TPBank
Tuy nhiên, giới đầu tư có quyền kỳ vọng về sự lột xác của ORS. Bản thân công ty cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 2019 là 50 tỷ đồng.
Ngoài tăng vốn điều lệ, hồi tháng 3/2019, ORS còn ghi nhận sự chuyển mình đáng kể khi đổi tên từ Chứng khoán Phương Đông sang Chứng khoán Tiên Phong, chuyển sang bộ nhận diện thương hiệu mới với màu tím đặc trưng của TPBank.
Sau đợt phát hành riêng lẻ, TPBank sẽ trở thành cổ đông lớn nắm giữ 9,09% vốn Chứng khoán Tiên Phong. Trước đó, dù chưa sở hữu cổ phần, hai nhân sự từ TPBank gồm Phó Chủ tịch HĐQT Đỗ Anh Tú và Phó Tổng giám đốc Trương Thị Hoàng Lan đã tham gia vào HĐQT công ty này.
Câu chuyện giữa TPBank và ORS liên quan đến khoản ủy thác đầu tư 380 tỷ đồng hồi năm 2011 là chuyện không mới. ORS, với vai trò là bên nhận ủy thác, đem số tiền trên gửi tại VietinBank và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tài sản. Bản án phúc thẩm được tuyên vào 30/5 yêu cầu bị cáo Huyền Như bồi thường cho ORS. Còn phía ORS có nghĩa vụ bồi thường cho TPBank. Đến cuối tháng 6, khoản phải thu khó đòi vẫn chưa được trích lập dự phòng là nguyên nhân khiến công ty kiểm toán đưa ra kết luận loại trừ.
Tuy nhiên, đến quý IV, khoản tiền 380 tỷ đồng này đã được “nhấc” ra khỏi báo cáo tài chính của ORS nhờ cả TPBank và ORS đều bán lại nợ cho CTCP mua bán nợ Thế hệ mới. Đến nay, ORS còn nợ công ty mua bán nợ 4,7 tỷ đồng, còn lại các khoản nợ liên quan đến số tiền ủy thác trước đây đều đã được xóa sạch, tổng tài sản chỉ còn vỏn vẹn gần 72 tỷ đồng..
Ở ván cờ mới, ORS, hiện đã là Chứng khoán Tiên Phong, sẽ gắn với TPBank ít nhất trong mối quan hệ sở hữu vốn. Sau khi được gỡ gông "kiểm soát đặc biệt", hoạt động kinh doanh của CTCK này sẽ dễ thở hơn. Mục tiêu lợi nhuận của Chứng khoán Tiên Phong trong nửa cuối năm là 45 tỷ đồng, gấp 9 lần chặng đường nửa đầu năm, đòi hỏi sự tăng tốc của doanh nghiệp này.
![]() |
Cơ cấu doanh thu Chứng khoán Tiên Phong - Đvi: triệu đồng |
Cũng phải nhắc thêm rằng, chính TPBank cũng là ngân hàng hồi sinh “từ đống tro tàn”. Trong hành trình 9 năm, ngân hàng này đã đi từ lỗ lũy kế đến đạt đủ điều kiện niêm yết trên sàn. Cập nhật con số mới nhất, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng ước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ 2018 và tương đương 75% kế hoạch 2019. Tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, gấp 6 lần hồi cuối năm 2011.

-
Tổng giám đốc BEST Inc Vietnam: Thương mại điện tử còn nhiều cơ hội cho nhiều “người chơi” -
Vietnam Airlines và Gia Lai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026 -
Quảng Ngãi: 27 doanh nghiệp khai thác vật liệu san lấp kê khai giá đất -
Xuất khẩu phân bón 4 tháng tăng kỷ lục, mang về gần 413 triệu USD -
Xu hướng đầy hứa hẹn trong thị trường giao nhận: Nhượng quyền bưu cục -
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng thêm gần 7 tỷ USD -
Gia hạn lần 2 điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ sản phẩm đường mía
-
Đầu tư hơn 2.600 tỷ xây tổ hợp hạ tầng Khu đô thị FPT tại Đà Nẵng
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop
-
B2bmart bật mí chương trình Flash Sale khủng đến 49%