
-
Nông sản Việt và bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu
-
Tìm đơn hàng ở thị trường mới để ứng phó rủi ro
-
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
-
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít
Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội, đồng thời bảo đảm nghiêm túc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu sầu riêng một cách bền vững.
Trước đó, vào ngày 11/7/2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được hai nước ký kết.
Qua quá trình làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt chuẩn, đồng thời gửi thông tin sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Việt Nam hiện có 567 vùng trồng, 57 cơ sở đóng gói đang hoạt động, đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc được phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói mới sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đưa sầu riêng Việt Nam tiến sâu hơn vào Trung Quốc.
![]() |
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với sầu riêng Việt Nam. |
Đồng thời, động thái này cũng cho thấy Trung Quốc ghi nhận những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong công tác tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của nước nhập khẩu.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, cả nước đang có 12 phòng kiểm định Cadimi và 8 phòng kiểm định chất vàng O đủ điều kiện xét nghiệm sầu riêng xuất khẩu. Đây là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động kiểm tra chất lượng, đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.
Hiện sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh có thể xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia, tuy nhiên từ sau khi ký Nghị định thư sầu riêng với Trung Quốc, hơn 90% sản lượng sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường của quốc gia này.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo các doanh nghiệp và hợp tác xã tiếp tục duy trì nghiêm túc quy trình sản xuất, đóng gói và kiểm dịch theo đúng quy định đã đăng ký với phía Trung Quốc, nhằm đảm bảo tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu chính ngạch.
Cục cũng cảnh báo việc thu hoạch khi trái chưa đạt độ chín sinh lý, trái non, già và chạy theo lợi nhuận dẫn đến nhiều lô hàng sau khi xuất sang Trung Quốc được phản ảnh sầu riêng bị sượng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của sầu riêng Việt Nam.

-
Sầu riêng Việt có thêm “giấy thông hành” vào thị trường lớn nhất thế giới -
Cơ hội vàng từ dịch vụ thuê tài xế -
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu trong nước -
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt -
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít -
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu vải thiều
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân