
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
-
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
-
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy
-
Tổng thống Trump: Sẽ "có sự linh hoạt" trong thuế quan "có đi có lại" -
Quyết định giữ nguyên lãi suất, Fed vẫn dự kiến 2 đợt cắt giảm trong năm 2025
Theo tờ South China Morning Post, Indonesia đang mở rộng canh tác và hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc - nơi sầu riêng Thái Lan và Việt Nam đang giữ vị trí chủ đạo.
Vào tuần trước, các cán bộ của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đến Indonesia để tiến hành khảo sát thực tế các trang trại và cơ sở đóng gói sầu riêng. Còn vào tháng 2 vừa qua, chính phủ Indonesia cũng đã chỉ định 422 ngôi làng tại đây cần tập trung vào việc trồng sầu riêng.
"Các lãnh đạo Indonesia tin tưởng một cách tích cực rằng sầu riêng Indonesia sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc", Nukila Evanty, một thành viên ban cố vấn của viện nghiên cứu Trung tâm Châu Á có trụ sở tại Indonesia, cho biết.
Các nguồn tin chỉ ra rằng Indonesia có thể sẽ xin giấy phép để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trước, vì sầu riêng đông lạnh thường rẻ hơn sầu riêng tươi và ít rủi ro hơn về mặt an toàn thực phẩm.
![]() |
Nhiều khả năng Indonesia sẽ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc trước, sau đó mới đến sầu riêng tươi. |
Tại thị trường Trung Quốc, Thái Lan hiện là quốc gia đứng đầu về nguồn cung sầu riêng. Số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy trong tổng số 6,99 tỷ USD mà Trung Quốc dùng để nhập khẩu sầu riêng vào năm ngoái, Thái Lan chiếm tới 57%. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai, chiếm 38%; 5% còn lại đến từ Philippines và Malaysia.
Viễn cảnh sầu riêng Indonesia xuất khẩu thành công vào Trung Quốc đã khơi dậy sự tò mò của nhiều người tiêu dùng đại lục.
Chiêu An, chuyên gia tài chính 38 tuổi sống tại Thượng Hải, khẳng định. "Tôi chắc chắn sẽ mua thử một quả, nhưng cũng cần xem xét về giá cả”.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, trước mắt, sầu riêng Indonesia chưa chắc đủ sản lượng để phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc, vì nhu cầu trong nước đã quá lớn.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia được cho là quốc gia sở hữu sản lượng sầu riêng lớn nhất, với khoảng 2 triệu tấn trái cây được thu hoạch mỗi năm. Nhưng 90% trong số này được tiêu thụ bởi cho người dân Indonesia, chưa kể quốc gia “vạn đảo” còn phải nhập thêm sầu riêng từ các nước láng giềng để phục vụ nhu cầu của 283 triệu dân.
Ngoài ra, dù sở hữu diện tích lớn nhưng đa phần sầu riêng Indonesia mọc theo kiểu hoang dã, không đồng nhất về tiêu chuẩn chất lượng.
“Đối với hoạt động xuất khẩu, bạn cần chất lượng, rồi cần giấy phép xuất khẩu và đáp ứng các quy định - rất nhiều thứ phải làm”, ông Mohamad Reza Tirtawinata, giám đốc Quỹ sầu riêng Nusantara tại Indonesia, chia sẻ.
Theo ông Reza, sầu riêng đông lạnh có thể giúp Indonesia có chỗ đứng ban đầu trên thị trường trái cây Trung Quốc. Đây cũng là cách Malaysia đã áp dụng, trước khi xuất khẩu thành công sầu riêng tươi sang Trung Quốc vào năm ngoái.
Tại Trung Quốc, nhiều nhà nhập khẩu đã biến tấu sầu riêng đông lạnh thành các sản phẩm khác biệt, từ đồ uống sầu riêng, món tráng miệng với sầu riêng cho tới cả lẩu sầu riêng.

-
Chiến tranh thương mại lấn sang trận địa mới -
Tổng thống Trump áp thuế 25% đối với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn -
Khảo sát CNBC: Suy thoái kinh tế Mỹ sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm 2025 -
Indonesia tìm cách chen chân vào thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Anh đầu tư 13 tỷ USD cho dự án đường hầm qua sông Thames -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% với các quốc gia mua dầu mỏ của Venezuela
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/3
-
2 Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
3 Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng
-
4 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 4: Tổ đại bàng và cánh đồng cho ong mật
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3