
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
Sầu riêng Thái Lan phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, nơi tiêu thụ hơn 90% lượng sầu riêng xuất khẩu của Thái Lan.
Tuy nhiên, tờ Bangkok Post đánh giá, năm 2025, xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc dự báo đạt 750.000 - 850.000 tấn, tương đương 80 - 90 tỷ baht (2,35 tỷ USD - hơn 2,64 tỷ USD). Con số này chỉ bằng, thậm chí có phần thấp hơn giá trị xuất khẩu của năm 2024, do tình hình thị trường “đã không còn chắc chắn”.
![]() |
Sầu riêng Thái Lan chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng từ sầu riêng Việt Nam. |
Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2024, Thái Lan xuất khẩu 859.183 tấn sầu riêng sang Trung Quốc, giảm 13% so với năm 2023; khiến lượng ngoại tệ thu về cũng giảm từ 4,12 tỷ USD xuống còn 3,75 tỷ USD.
Đặc biệt, trong bài viết của Bangkok Post, ông Aat Pisanwanich, chuyên gia phân tích kinh tế của Thái Lan nhấn mạnh một yếu tố chính ảnh hưởng đến bức tranh xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, là sự trỗi dậy từ phía Việt Nam. Trong giai đoạn 2023-2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng hơn 1.000%.
Riêng trong năm 2024, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam thu về khoảng 3,21 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023, gấp 7,8 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 2022 (năm đầu tiên sầu riêng Việt được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc).
Theo ông Aat Pisanwanich, sản lượng sầu riêng của Thái Lan chỉ giới hạn trong sáu tháng của mùa hè. Trong khi đó tại Việt Nam, ngoài thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 10, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trồng sầu riêng nghịch vụ cho thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhờ vậy, Việt Nam đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc trong suốt cả năm.
Việt Nam cũng được hưởng lợi từ chi phí hậu cần thấp hơn vì có chung đường biên giới với Trung Quốc, tạo ra nhiều cơ hội hơn để xây dựng các thương hiệu sầu riêng Việt Nam thay thế cho sầu riêng Thái Lan.
“Thái Lan phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ Việt Nam. Sản lượng sầu riêng Việt Nam đang tăng nhanh, dự kiến ngang bằng với Thái Lan trong 1-2 năm tới”, tờ Bangkok Post nhận định.
Để thay đổi cục diện hiện tại, các chuyên gia Thái Lan đề xuất chính phủ cần kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề chất lượng.
Theo ông Aat Pisanwanich, tại thị trường Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra các điều kiện, yêu cầu đội ngũ thương lái Trung Quốc cũng phải đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cho các trang trại sầu riêng của Việt Nam, thay vì chỉ thu mua đơn thuần. “Điều này trái ngược với tình hình ở Thái Lan, nơi các thương nhân Trung Quốc chủ yếu mua sầu riêng mà không quan tâm đến sự phát triển chất lượng”, ông nói.
Ông Aat cho biết Thái Lan cần phải mở rộng hoạt động xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Trung Đông, Australia và Ấn Độ.
Trong khi đó, ông Sanchai Puranachaikiri, Chủ tịch Hiệp hội Thương nhân và Xuất khẩu trái cây tươi Thái Lan, bày tỏ lo ngại về việc sử dụng thuốc nhuộm BY2 bên ngoài vỏ sầu riêng để tăng sức hấp dẫn về mặt thị giác. Ông đề xuất chính phủ Thái Lan áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, không chỉ đóng cửa cơ sở sản xuất vi phạm, mà còn phải thu hồi giấy đăng ký sản xuất và mã số xuất khẩu.
Trong năm qua, Thái Lan tiếp tục là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan đạt gần 810.000 tấn. Trong khi đó, Trung Quốc tăng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam trong năm 2024, tăng 49% về lượng và tăng 38% về trị giá so với năm 2023, đạt 738.000 tấn, trị giá 2,94 tỷ USD.

-
Giữa sóng gió thuế quan, giới đầu tư tìm "ngách" mới cho các thương vụ M&A
-
Trung Quốc dừng nhập LNG Mỹ, tăng cường nhập khẩu từ Nga
-
Chính quyền Mỹ khởi động kế hoạch mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu