
-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025
-
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. |
Đó là câu hỏi mà theo Chủ tịch Quốc hội cần được trả lời một cách rõ ràng, mạch lạc sau giám sát việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng 22/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch giám sát chi tiết và Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, mục đích giám sát là xem xét, đánh giá khách quan, trung thực, toàn diện kết quả tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2022 - 2030.
Qua giám sát đề xuất các kiến nghị, lộ trình tiếp tục thực hiện việc sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 - 2030; kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC, phân loại đô thị, việc sắp xếp ĐVHC cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn...) và quy trình, cách thức thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2022 - 2030.
Một trong những nội dung quan trọng của cuộc giám sát là đánh giá hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 gắn với mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá tính hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở địa phương và tính hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước cũng như việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở địa phương khi thực hiện sắp xếp ĐVHC.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 đã giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và gần 600 xã ở 45 tỉnh, thành phố.
Liên quan đến vấn đề này, theo báo cáo gần đây của Bộ Nội vụ, tổng số cán bộ, công chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp là 2.141 người. Trong đó, số lượng cán bộ, công chức cấp huyện được bố trí theo đúng quy định là 1.552 người; số dôi dư là 589 người.
Còn cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp là 18.834 người, được bố trí theo đúng quy định là 10.346 người, dôi dư là 8.488 người.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hai vấn đề cần có câu trả lời rõ ràng sau giám sát. Một là sau khi sáp nhập có tinh giản được đầu mối và biên chế, đi liền đó là tiết giảm về ngân sách hay không.
Có nơi "khoe" là sắp xếp tốt lắm, nhưng chi thường xuyên không giảm hoặc giảm chút ít, đó là thực tế, ông Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý giám sát không thể nghe một chiều, phải đảm bảo tính khách quan của số liệu và muốn biết tiết kiệm được chi phí như thế nào thì cứ bám sát số liệu của Bộ Tài chính.
Câu hỏi thứ hai cần được trả lời là sau sáp nhập có đạt yêu cầu nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương hay không, chỉ số hài lòng của người dân thế nào. Bởi "hai anh yếu ghép lại vẫn thành một anh yếu thì không có ý nghĩa gì nhiều, hai anh khoẻ thành một anh yếu càng tệ nữa".
Theo tiến độ, Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và Nghị quyết giám sát chuyên đề để gửi các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025
-
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng -
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin” -
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Cân đối nguồn lực, cải cách triệt để để phát triển -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Azerbaijan -
Không hiến định đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư