Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 13 tháng 02 năm 2025,
SCB Đại hội cổ đông, thay Chủ tịch HĐQT
Thùy Vinh - 17/03/2014 16:30
 
HĐQT SCB đã trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT và thay đổi số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012 - 2017. Trong đó, có hai thành viên từ nhiệm chính là Chủ tịch HĐQT bà Nguyễn Thị Thu Sương và ông Trầm Thích Tồn, Phó chủ tịch HĐQT đã có đơn xin từ nhiệm, với lý do cá nhân.  Cảnh báo 4 điểm khi tổ chức đại hội đồng cổ đông

 

   
     

Sáng nay, 17/3, HĐQT SCB đã trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT và thay đổi số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012 - 2017.

Trong đó, có hai thành viên từ nhiệm chính là Chủ tịch HĐQT bà Nguyễn Thị Thu Sương và ông Trầm Thích Tồn, Phó chủ tịch HĐQT đã có đơn xin từ nhiệm, với lý do cá nhân.

Ông Đinh Văn Thành - Thành viên Hội đồng quản trị SCB - được bầu làm Chủ tịch SCB. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Sương có thể vẫn ở lại SCB với vai trò mới là cố vấn Hội đồng quản trị.

Đồng thời, SCB cũng đề nghị giảm số lượng thành viên HĐQT từ 9 thành viên (theo tinh thần của SCB hợp nhất) xuống còn 6 thành viên trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập. Hiện tại số lượng thành viên HĐQT của SCB là 6 thành viên.

HĐQT cũng trình xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT thay thế 2 thành viên xin từ nhiệm, danh sách ứng cử gồm: ông Võ Tấn Hoàng Văn và ông Tạ Chiêu Trung.

Tại HĐQT, SCB cũng trình phương án tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng, lên 14.295 tỷ đồng trong trường hợp không thể tăng vốn cấp 2 bằng nguồn ủy thác từ nước ngoài bằng cách phát hành riêng lẻ 200 triệu cp cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với giá bán theo thỏa thuận giữa SCB và các nhà đầu tư, nhưng đảm bảo không thấp hơn mệnh giá.

Trường hợp không thể tăng vốn cấp 2 bằng nguồn ủy thác từ nước ngoài như kế hoạch, SCB sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính dự kiến trước 31/12/2014. 

   

Đối tượng chào bán là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Tiêu chí lựa chọn đối tác nước ngoài của SCB là đối tác có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ SCB trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành và áp dụng cộng nghệ hiện đại cũng như có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của SCB.

Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại SCB cho tổ chức, cá nhân khác trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài.

Với nguồn vốn tăng thêm, SCB cho biết, sẽ sử dụng 250 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn kinh doanh; đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin 255 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh 45 tỷ đồng; và 1.450 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

SCB đưa ra chỉ tiêu hoạt động năm nay gồm: tổng tài sản dự kiến đến cuối năm đạt 237.870 tỷ đồng; tổng vốn huy động đạt 206.108 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng đạt 8.600 tỷ đồng; còn tổng lợi nhuận trước thuế SCB dự kiến sẽ đạt mức 121 tỷ đồng. 

Mua bán nợ xấu: Để không đánh bùn sang ao
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đẩy nhanh việc hình thành thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện bán nợ cho nhà đầu tư. Bởi nếu không có thị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư