Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 02 tháng 08 năm 2024,
Schneider Electric trao quyền cho đối tác, khách hàng để thúc đẩy tác động bền vững
Duy Bắc - 02/08/2024 16:32
 
Đó là chia sẻ của ông XingJian Pang, Tổng giám đốc điều hành Schneider Electric khu vực Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024).

Ngày 2/8/2024, Schneider Electric đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024), sự kiện đánh dấu cột mốc kỷ niệm 30 năm kiến tạo tác động bền vững của Schneider Electric tại Việt Nam.

Tại Hội nghị, ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia đã chia sẻ 5 xu hướng lớn trên thế giới trong thời gian tới và cách mà Schneider Electric hỗ trợ khách hàng, đối tác trong quá trình phát triển bền vững.

Thứ nhất, trạng thái cân bằng toàn cầu mới xuất hiện sau những tác động từ đại dịch Covid-19, vấn đề nhạy cảm về chính trị, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng đi kèm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Để ứng phó với trạng thái này, 81% các công ty lớn đang áp dụng cách tiếp cận mới mang tên “The Power of 2” (Năng lực cung ứng kép), đưa nguồn cung thứ hai vào hoạt động kinh doanh.

“Việt Nam được đánh giá là quốc gia thụ hưởng tiềm năng từ xu hướng tái định vị chuỗi cung ứng, trở thành điểm đến ưa thích của các “đại bàng” – những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Bản thân Schneider Electric cũng đánh giá rất cao thị trường Việt Nam, luôn xem việc gia tăng hiện diện và thấu hiểu thị trường Việt là một trong những ưu tiên hàng đầu”, ông Lâm đánh giá.

Thứ hai, sự dịch chuyển về sự thịnh vượng khi trạng thái cân bằng toàn cầu mới đang bắt đầu định hình lại thế giới, dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở những nơi nằm ngoài dự kiến.

Thứ ba, việc phát triển cơ sở hạ tầng mang đến cơ hội to lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra lo ngại về việc làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu.

“Tin tốt là 2.800 công ty lớn đã có cam kết phát thải ròng bằng 0 được công nhận là Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBTi), trong đó Schneider Electric là một trong những công ty đầu tiên được xác nhận cam kết năm 2030 và 2050”, ông Lâm chia sẻ.

Thứ tư, số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) khi tốc độ số hóa nhanh chóng và sự bùng nổ của AI giúp đem đến những công cụ mạnh mẽ để giảm thiểu tác động lên môi trường và xây dựng tương lai bền vững.

Và cuối cùng là chuyển đổi năng lượng, thách thức lớn nhất trong ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề phát thải, và 80% lượng phát thải đến từ việc sử dụng năng lượng.

Thực tế, với kinh nghiệm vận hành 195 nhà máy, 90 trung tâm phân phối trên toàn quốc, Schneider Electric đã xây dựng được một hệ sinh thái hoàn thiện về khử carbon và được nhiều tổ chức công nhận MSCI, Bloomberg, Global 100 … ghi nhận. Trong đó, hệ sinh thái sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy hành trình khử carbon thông qua phương thức tiếp cận 3 bước bao gồm chiến lược hoá (đo lường hiện trạng của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình và mục tiêu khử carbon, cấu trúc chương trình và quản trị), số hoá (giám sát sử dụng tài nguyên và phát thải, xác định cơ hội tiết kiệm, báo cáo và so sánh đối chiếu tiến độ) và khử carbon (điện hoá hoạt động, cắt giảm tiêu thụ năng lượng, thay thế nguồn năng lượng, tiếp cận chuỗi giá trị).

Bà Chris Leong, Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing Toàn cầu của Schneider Electric
Bà Chris Leong, Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing Toàn cầu của Schneider Electric

Bà Chris Leong, Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing Toàn cầu của Schneider Electric chia sẻ: “Trung tâm dữ liệu, tòa nhà, công nghiệp, cơ sở hạ tầng là 4 lĩnh vực chính được đánh giá có tác động lớn đến việc giảm phát thải carbon mà chúng tôi đầu tư hỗ trợ trong tương lai nhằm đẩy nhanh lộ trình đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

“Schneider Electric với vai trò là nhà tiên phong kiến tạo tác động, mục tiêu của chúng tôi là hướng đến trao quyền cho các đối tác, khách hàng để họ có thể tạo tác động bền vững mạnh mẽ hơn”, ông XingJian Pang, Tổng Giám đốc điều hành Schneider Electric khu vực Đông Á chia sẻ thêm.

Các diễn giả thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024)
Các diễn giả thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024)

Cũng tại Hội nghị, ông Tạ Đình Thi, Phó chủ tịch Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ thách thức trong chuyển đổi xanh bao gồm vấn đề quản trị, công nghệ, tài chính. Trong đó, liên quan tới quản trị, có cả vấn đề xây dựng thể chế, pháp luật, làm sao xây dựng chính sách xây dựng thực tiễn, tiếp cận các vấn đề mới.

Về vấn công nghệ, việc tự chủ công nghệ là vấn đề rất lớn, các chính sách chuyển giao, tiếp thu công nghệ để hướng tới tự chủ công nghệ; và vấn đề tài chính, việc chuyển đổi xanh cần nguồn vốn khổng lồ, vì vậy đây là thách thức.

“Trong lĩnh vực điện lực, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch điện VIII, để đạt mục tiêu 2030, lượng đầu tư 120 tỷ USD, vì vậy nguồn tài huy động cho lĩnh vực này rất lớn, ước tính mỗi năm khoảng từ 12-14 tỷ USD”, ông Thi chia sẻ thêm.

Trên cương vị doanh nghiệp xây dựng, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons nhìn nhận mặt cơ hội, Chính phủ Việt Nam có cam kết rất lớn về việc phát triển bền vững, mặc dù Coteccons không đưa ra được quyết định cuối cùng nhưng đang thúc đẩy, hỗ trợ tư vấn mỗi hoạt động, mỗi dịch vụ sao cho xanh hơn và hiệu quả nhất.

“Coteccons có niềm tin không có sự chọn giữa tăng trưởng lợi nhuận hay phát triển bền vững, Chúng tôi không lựa chọn, công ty đã tìm được con đường kết hợp giữa tăng trưởng và phát triển bền vững, trung bình tăng trưởng hơn 30% trong 3 năm qua”, ông Bolat Duisenov chia sẻ.

Và cuối cùng, liên quan tới tài chính, ông Jason Yeo, Giám đốc cấp cao Lĩnh vực Chuyển đổi và Phát triển bền vững tại Ngân hàng UOB Việt Nam nhấn mạnh: “Ngân hàng đang nỗ lực đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển bền vững của khách hàng, đối tác. Khách hàng đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi, đưa ra các gói tín dụng xanh hỗ trợ khách hàng chuyển đổi xanh giúp khách hàng đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải, năng lượng và phát triển các chính sách tín dụng xanh thuận lợi nhất cho khách hàng”.

Schneider Electric được vinh danh “Công ty Bền vững nhất thế giới” năm 2024
Ngày 28/6/2024, Schneider Electric công bố được vinh danh là "Công ty Bền vững nhất thế giới” năm 2024 bởi Tạp chí TIME và Statista.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư