Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
SCIC chưa thoái được vốn tại Xi măng Sài Sơn
Thế Hải - 19/03/2015 21:50
 
Đến thời điểm này, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vẫn chưa thể thoái hết vốn tại Công ty CP Xi măng Sài Sơn  ((SCJ – HNX).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Gang thép Thái Nguyên sắp được giải cứu?
Chánh Văn phòng SCIC vào HĐQT Viettronics
Nhà máy Bột giấy Phương Nam: Càng vận hành càng lỗ
DNNN thoái vốn khỏi ngân hàng: SCIC chưa mua được đồng nào
SCIC lên tiếng vụ vỡ ống nước sông Đà

Cụ thể, từ ngày 31/12/2014 đến 29/1/2015, SCIC đã đăng ký bán toàn bộ hơn 3,2 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Xi măng Sài Sơn, nhưng  hết thời gian giao dịch, SCIC vẫn chưa bán được bất kỳ cổ phiếu SCJ nào.

Phiên chào bán cạnh tranh đã diễn ra vào ngày 31/12/2014 tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS).

SCIC chưa thoái được vốn tại Xi măng Sài Sơn
Năm 2014, SCJ  đạt lợi nhuận sau thuế 23,2 tỷ đồng

Mục đích của việc chào bán cổ phần, theo Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, là cơ cấu danh mục đầu tư theo chủ trương thoái vốn đầu tư của SCIC tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ cổ phần.


Như vậy, sau giao dịch bất thành này, hiện nay, SCIC vẫn đang nắm giữ hơn 3.2 triệu CP, tương đương 16,44% vốn của SCJ.

Theo phân tích của VCBS, việc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Xi măng Sài Sơn theo hình thức chào bán cạnh tranh là một hoạt động hết sức bình thường.

Với mức sở hữu gần 16,44% vốn, tính đến thời điểm này, SCIC là cổ đông lớn nhất tại Công ty CP Xi măng Sài Sơn. Điều quan trọng là, việc SCIC rút vốn đầu tư không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều hành tại doanh nghiệp này.

Xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp xi măng quy mô nhỏ, với vốn điều lệ 195,1 tỷ đồng, có trụ sở tại Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sản phẩm xi măng của công ty mang thương hiệu Nam Sơn.

Tính đến 30/6/2014, tổng tài sản của SCJ đạt 526 tỷ đồng, nợ trên tổng tài sản lên đến 50,5%.

Phân tích của VCBS cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của SCJ chịu biến động khá lớn qua các năm.

Từ năm 2011 trở về trước, Công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khác được hưởng lợi từ đà phát triển của ngành bất động sản cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó trong những năm này Công ty đều ghi nhận doanh thu và mức lãi sau thuế tương đối cao.

Nhưng sau năm 2011, do ảnh hưởng từ sự trì trệ của thị trường xi măng nói riêng và ngành vật liệt xây dựng nói chung, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Đặc biệt vào năm 2012, do ảnh hưởng từ chi phí lãi vay cao, Công ty đã phải ghi nhận khoản lỗ 11,9 tỷ đồng dù doanh thu không thấp hơn quá nhiều so với năm liền trước đó (đạt 251,3 tỷ đồng so với 278,2 tỷ đồng năm 2011).

Năm 2014, Công ty tiếp tục duy trì chính sách chiết khấu thương mại cao, đồng thời gặp sự hỗ trợ từ sự hồi phục của ngành bất động sản, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế 23,2 tỷ đồng,  đạt 120% kế hoạch lợi nhuận năm 2014.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư