-
Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group -
Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top"
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long. Ảnh: VGP |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 9/11, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11 này. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
Trong quá trình hoàn thiện thủ tục hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử Temu và Shein phải dừng các hoạt động quảng cáo, marketing để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Với các biện pháp này, Bộ Công thương cũng đã thông báo với Temu và Shein phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam sau một loạt các cảnh báo.
“Nếu không tuân thủ thì Bộ Công thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kỹ thuật như ngăn chặn ứng dụng, chặn tên miền", ông Long nhấn mạnh.
Bộ Công thương cũng phối hợp với Bộ Công an tăng cường thanh tra kiểm tra, truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng về các rủi ro khi giao dịch trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới không được cấp phép.
Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cùng với Bộ Tư pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý với hoạt động sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cũng tại buổi họp báo, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, theo các quy định hiện hành, với các khoản thu nội địa, trong đó có các khoản thu về hoạt động thương mại điện tử, trên cơ sở của Luật Quản lý thuế, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới có trách nhiệm tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (đã được triển khai từ tháng 3/2022). Nếu cơ quan thuế phát hiện các nhà cung cấp nước ngoài chưa khai đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu doanh thu và đề nghị nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế. Tiếp theo, cơ quan thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định, nếu có dấu hiệu gian lận thuế.
Tính đến hết tháng 10/2024, có 116 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai thuế qua cổng thông tin điện tử với 20.174 tỷ đồng. Tính riêng từ đầu năm đến nay, số thu qua cổng đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 4/9/2024, Công ty chủ sở hữu sàn Temu tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng Cục Thuế và đã được cấp Mã số thuế 9000001289. Theo quy định của Bộ Tài chính, nhà cung cấp nước ngoài sẽ đăng ký nộp thuế theo quý. Hiện nay, Công ty chủ sở hữu Temu đã khai thuế quý III/2024, trong đó đã kê khai doanh thu bằng 0 và có kèm giải trình. Doanh thu phát sinh tháng 10 sẽ được khai vào tờ khai quý IV/2024. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng Cục Thuế đôn đốc việc kê khai doanh thu của Temu trong quý IV/2024 và nộp vào 30/1/2025 theo quy định pháp luật.
Tổng cục Thuế cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng như Bộ Công thương trong cấp phép hoạt động các sàn điện tử xuyên biên giới để đảm bảo quản lý công tác thuế kịp thời, đầy đủ.
Bộ Tài chính cũng báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội bổ sung Luật Quản lý thuế, trong đó có quy định các nhà tổ chức các sàn thương mại điện tử có chức năng thanh toán (trong nước, nước ngoài) phải có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ cá nhân kinh doanh của sàn. Khi Luật được thông qua, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể, cùng với các sàn sẽ hướng dẫn việc kê khai thuế, nộp thuế, đảm bảo tính thống nhất và tạo điều kiện tối đa cho các sàn thương mại điện tử và các cá nhân kinh doanh trên sàn.
-
Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group -
Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
Biwase được vinh danh "Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024"
-
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững -
Toàn cảnh M&A Việt Nam 2024: Tiếp nối thách thức và thích nghi bằng chuyển đổi chiến lược -
Ông Angus Liew: "Kiên trì" là từ khoá để M&A thành công -
Thương vụ đàm phán xong nhưng "deal" có thể chưa đóng lại -
Bà Bình Lê Vandekerckove: Xu hướng M&A đã thay đổi, ESG và AI đang được quan tâm -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
[Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
- Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan
- Sống đậm "chất Nhật" tại Akari City
- Xu hướng đầu tư bền vững cho tương lai con trẻ
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược