-
Quảng Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số -
Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm chiếm đoạt tài sản -
Hải quan siết quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử -
Hơn 61 triệu người Việt mua sắm online, kiểm soát các sàn thương mại điện tử thế nào -
Thừa Thiên Huế được vinh danh với giải thưởng ASOCIO Smart City Award -
Thương mại điện tử khởi sắc nhờ ứng dụng chuyển đổi số
Temu được yêu cầu phải tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam về đăng ký kinh doanh thương mại điện tử. |
Temu phải tuân thủ pháp luật Việt Nam
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Công văn 8598/BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Công văn nêu rõ, trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông.
Vì vậy Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật liên quan tới hoạt động này.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng.
Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
"Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam", Công văn nêu.
Đặc biệt, cũng trong tháng 10/2024, đơn vị này phải chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan của Văn phòng Chính phủ cập nhật tiến độ ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện: theo tiến độ được giao trong công điện.
Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: Phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi số chợ truyền thống, hỗ trợ các tiểu thương tạo thêm kênh bán hàng mới (bán hàng hợp kênh - cả online và offline) để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa trong nước;
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổng kết, đánh giá Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Từ đó xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026-2030, tạo tiền đề để tiếp tục định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới. Thời gian thực hiện trong quý I/2025.
Cùng đó, Bộ Công thương cũng giao Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký. Việc này sẽ được thực hiện thường xuyên.
Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong tháng 10/2024, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép.
Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử.
Cục Xúc tiến thương mại được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án xử lý đối với những hình thức khuyến mại không tuân thủ quy định của pháp luật đối với các nền tảng thương mại điện tử.
-
Thừa Thiên Huế được vinh danh với giải thưởng ASOCIO Smart City Award -
Thương mại điện tử khởi sắc nhờ ứng dụng chuyển đổi số -
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Chuyển đổi số đặt ra nhiều vấn đề mới đối với nghề luật và đào tạo luật -
Hà Nội thí điểm Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VNeID -
Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn -
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm bán dẫn quốc tế để nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang