Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sẽ có giải pháp bình ổn giá phân bón
Thế Hải - 10/11/2021 17:48
 
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi nói về giải pháp bình ổn thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp trước những đợt tăng giá mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành  giải pháp bình ổn thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành tìm giải pháp bình ổn thị trường phân bón.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc giá phân bón tăng cao trong thời gian qua, gây nhiều khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận, tình trạng giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao là do giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu nhập khẩu) và chi phí vận tải, logistics tăng cao do đại dịch.

Mặt hàng phân bón cũng không thuộc danh mục chịu thuế VAT nên các nguyên, vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế, đã làm tăng giá thành sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng phân bón của thế giới cũng tăng cao do đứt gẫy chuỗi cung ứng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, đây là lĩnh vực luôn được Bộ Công Thương quan tâm, chú trọng chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để  kịp thời đề xuất, áp dụng nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất có lãi, qua đó nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.

Về giải pháp cho thực trạng giá phân bón leo thang, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp tốt hơn với các bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả hơn. Trong đó có việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm; đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, nhưng từ cuối năm ngoái đến nay, giá phân bón tăng phi mã đã làm tăng chi phí sản xuất, làm nhiễu loạn thị trường phân bón và gây khó khăn cho các hộ nông dân

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, do giá phân bón thế giới tăng cao, nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của nước ta đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ.

10 tháng, cả nước đã chi 1,114 tỷ USD để nhập khẩu 3,729 triệu tấn phân bón, tăng 18,1% về lượng nhưng tăng tới 42,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng tăng 332 triệu USD). 

Giá phân bón thế giới đạt mức cao kỷ lục trong vòng gần10 năm trở lại đây. Diễn biến giá urea trên thị trường thế giới có những thay đổi đột ngột và biến động rất nhanh trong thời gian qua do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: khủng hoảng khí đốt tại châu Âu; giá dầu, giá khí tăng mạnh khiến giá nguyên liệu sản xuất ure tăng cao hơn so với thời gian trước; Giá cước vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng đến giá bán ure tới người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu.

Giá phân bón tăng phi mã đang gây áp lực lớn cho vụ đông xuân 2021-2022. Trước đây, chi phí cho phân bón chiếm khoảng 24% tổng chi phí sản xuất lúa, với việc giá tăng liên tục, có thời điểm, chi phí cho phân bón có thể đã tới 40%.

Giá cao vút, Việt Nam tiêu cả tỷ USD nhập phân bón
Giá các loại phân bón trên thế giới tăng cao, dẫn đến nguồn ngoại tệ Việt Nam chi ra để nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng của năm 2021 đã trên 1 tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư