-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội phát biểu trong phiên làm việc sáng 25/5 của Quốc hội |
Là một trong những đại biểu phát biểu cuối phiên giám sát tối cao của Quốc hội về thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sáng 25/5, đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội không nhắc lại những kết quả đạt được của Chương trình.
Theo ông, điểm thành công lớn nhất là Chương trình đã không gây ra những hậu quả về lạm phát, thâm hụt tài khóa, tăng nợ công như nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định, nhiều chỉ số được cải thiện theo hướng tích cực
“Đây là một bài học thành công cần đúc kết trong công tác điều hành, kết hợp hài hòa các chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công”, đại biểu Cường nhận định.
Tuy nhiên, điều ông dành gần hết thời gian để phát biểu là băn khoăn về việc các đề xuất xin cơ chế đặc thù đang tiếp tục xuất hiện. Ngay trong kỳ họp này, dự án đường cao tốc Bắc Nam phía tây, hai tỉnh là Nghệ An Đà Nẵng đang đề xuất cơ chế đặc thù.
“Tôi tin rằng trong thời gian tới, các địa phương, các ngành, lĩnh vực sẽ tiếp tục xin các cơ chế đặc thù”, ông Cường nói. Lý giải nguyên nhân, đại biểu Cường phân tích, quy định của pháp luật luôn có sự giao thoa, phù hợp với lĩnh vực này địa phương này, thời điểm này nhưng có thể không phù hợp với lĩnh vực khác, địa phương khác, vào thời điểm khác.
Trong khi đó, các nghị quyết về cơ chế đặc thù chính là cho phép các cơ quan thực thi được phép hành động khác so với quy định pháp luật hiện hành, nên được coi như là cởi trói và đã mang lại tác động tích cực cho thực tiễn cuộc sống.
Điều này thể hiện rõ trong báo cáo giám sát. Cụ thể, các chương trình, dự án có cơ chế chính sách đặc thù kèm theo đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, giúp dự án triển khai nhanh, như các dự án quan trọng quốc gia được chỉ định thầu, được khai thác mỏ vật liệu xây dựng không cần xin phép.
Nên mặc dù các dự án này có tổng mức đầu tư lớn, có nhiều vướng mắc cố hữu như là giải phóng mặt bằng, nhưng hầu hết được triển khai rất nhanh nhờ có cơ chế đặc thù. Trong khi đó, nhiều dự án không vướng mặt bằng vì không có cơ chế đặc thù nên triển khai chậm, thậm chí nhiều dự án phải bỏ không thực hiện được, nhiều đơn vị phải trả lại tiền vốn mặc dù rất cần những dự án như thế.
Dự án có phức tạp đến bao nhiêu, bếu như có được cơ chế đặc thù được phép bỏ qua những quy định không cần thiết, được làm theo những cái phương thức phù hợp với thực tế, thì dù khó mấy vẫn thực hiện được. Trong khi nếu dự án có cần đến mấy, nhưng cứ phải tuân thủ các quy định hiện hành thì chưa chắc là đã thực hiện được.
Điển hình như Dự án cao tốc Khánh Hòa Ban Mê Thuột, để làm đường thì người ta phải bóc bỏ cái lớp đất canh tác ở trên bề mặt. Nếu lớp đất này được dùng để hoàn thổ vào mỏ vật liệu xây dựng thì sẽ trở thành diện tích canh tác rất tốt, nhưng thực tế không được thực hiện mà vẫn pải tập trung về khu vật liệu xây dựng, rất phi lý.
Thậm chí, trong ý kiến của mình, vị đại biểu này cũng đề xuất một loạt cơ chế đặc thù, như cho phép Dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, trong đó nhà đầu tư trong nước sẽ là đơn vị đứng đầu liên doanh.
Ví, Dự án đường vành đai 4 thủ đô Hà Nội đã xong sớm nhiều khâu khó khăn nhất, như giải phóng mặt bằng, triển khai làm đường gom, đường song hành... Trong khi đó, công trình chính là làm đường cao tốc thì lại chưa thể triển khai đấu thầu được, vì phải thực hiện phương thức đối tác công - tư và đóng thầu trong nước.
“Trong khi nguồn vốn trong nước đang rất hạn chế, muốn kêu gọi các nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài thì lại phải có điều kiện là phải sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế. Dự án đường vành đai 4 thì không có yêu cầu gì đặc biệt về công nghệ và kỹ thuật quốc tế và đây cũng không phải là dự án ảnh hưởng gì đến để an ninh, quốc phòng”, ông Cường lý giải đề nghị. Điều kiện quan trọng nhất ở đây là dự án cần phải kêu gọi được những nhà thầu có đủ cái năng lực tài chính lớn để triển khai.
“Nếu mời được cái nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài tham gia đầu tư vào đường dự án vành đai 4, tôi cho rằng sẽ mở ra một triển vọng tương lai trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư PPP”, ông Cường kỳ vọng.
Cần nghị quyết cho phép được lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” |
“Để khắc phục tình trạng cán bộ xơ cứng, không dám làm, đồng thời khuyến khích các bộ thực thi công vụ năng động, sáng tạo, tôi đề nghị Quốc hội cần có một nghị quyết cho phép khi thực thi công vụ được phép vận dụng các quy định của pháp luật hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất, linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế”, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị với Quốc hội.
Làm rõ kiến nghị này, ông đề cập đến một số điều kiện. Ví dụ, trước khi thực hiện, phải lập kế hoạch, trong đó chỉ rõ lý do, sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo, so sánh, làm rõ những điểm khác gì so với quy định hiện hành. Kế hoạch này phải được báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, cho phép cán bộ được thực hiện.
“Nhưng cái việc phê duyệt này phải dựa trên cơ sở tính khả thi và phù hợp với thực tế. Xin lưu ý ở đây là nguyên tắc của kế hoạch này là không trái với các quy định cấm của pháp luật chứ không phải là phải tuân thủ quy định của pháp luật như hiện nay. Vì nếu yêu cầu là phải tuân thủ quy định pháp luật hiện nay thì sự năng động, sáng tạo sẽ không bao giờ được chấp nhận”, ông Cường lý giải chi tiết đề xuất.
Đồng thời, ông đặt yêu cầu, cơ quan đã phê duyệt kế hoạch phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của người đề xuất, để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Với quy định như trên, đại biểu Cường tin là sẽ xóa bỏ được tình trạng e sợ của cán bộ hiện nay không dám hành động, đồng thời sẽ thúc đẩy được tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm một cán bộ quản lý lãnh đạo các cấp.
“Tôi cho rằng, đây sẽ là cái mấu chốt của quá trình đổi mới”, đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu trước Quốc hội.
Trước đó, nhiều vị đại biểu cũng đã nhắc tới "vấn nạn" cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sao, sợ trách nhiệm. Trong báo cáo giám sát của Quốc hội cũng nhắc đến một trong những nguyên nhân của những tồn tại, chậm trễ trong thực hiện Chương trình là tình trạng đùn đầy trách nhiệm, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến việc giải quyết công việc chưa hiệu quả
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đoàn Bình Thuận đặt vấn đề : “Có phải chúng ta chưa có cơ chế xử lý, đánh giá cán bộ công chức hay chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghỉ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo tôi là không phải chúng ta đã có nhiều văn bản của Đảng và của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và chúng ta đã có kết luận 14 của Trung ương, Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, vậy thì từ nguyên nhân nào?”, đại biểu Thông trăn trở.
Vì vậy, ông kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thật sự hiệu quả, trong đó có việc khảo sát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị định 73 từ khi ban hành cho đến nay có cơ quan, đơn vị, địa phương nào đã áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả, để từ đó nhân rộng.
"Còn nếu qua khảo sát, đánh giá vẫn còn vướng mắc các địa phương, đơn vị chưa áp dụng thì cần có giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng trên", đại biểu Thông nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội còn đề xuất kỷ luật những ai đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân có tinh thần dám làm, dám chịu...
-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
-
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up