-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Đây cũng chính là cơ hội cho ngân hàng phát triển mạnh hơn cả về quy mô lẫn cơ sở để mở rộng thị phần khách hàng.
Ông Hạ Bá Trực, Giám đốc đầu tư Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) |
Theo ông, làm thế nào để các doanh nghiệp (DN) có thể huy động được vốn từ các định chế tài chính?
Trong bối cảnh hiện nay, các DN gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ các định chế tài chính nhằm hỗ trợ cho hoạt động M&A.
Để đảm bảo tài chính cho các giao dịch M&A, ngân hàng đòi hỏi bên mua nhiều điều kiện, như chất lượng của DN mục tiêu; chiến lược kinh doanh, sức mạnh tài chính của bên mua; khả năng trả nợ và khả năng thành công của chiến lược kinh doanh hậu M&A…
Về xu hướng M&A thời gian tới, liệu các ngân hàng có xác định tự nguyện thực hiện M&A với nhau, hay là theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)?
Theo tôi, trong tình hình kinh tế hiện nay, M&A giữa các ngân hàng là rất cần thiết. Một vài ngân hàng đã hợp nhất dưới sự giám sát của NHNN, song NHNN có chủ trương khuyến khích các ngân hàng tự nguyện thực hiện M&A.
Do sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là từ các ngân hàng nước ngoài, nên trong tương lai gần, sẽ có nhiều ngân hàng tại Việt Nam lên kế hoạch để thảo luận về M&A trên tinh thần tự nguyện
Hiện tại, HDBank cũng có chủ trương này và đây là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của chúng tôi. Theo tôi, M&A trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng là xu hướng tất yếu trên toàn thế giới.
Ví dụ, trong năm 2012, ở Đông Nam Á đã có 44 thương vụ M&A trong lĩnh vực này, với tổng giá trị 14.9 tỷ USD và trên toàn cầu có 2.890 giao dịch M&A, với tổng giá trị 266,5 tỷ USD.
Ông có nhận xét gì về dự báo M&A lĩnh vực ngân hàng sẽ còn sôi động?
Trong vài năm qua, đã có khá nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, với sự đầu tư lớn của nhiều ngân hàng nước ngoài.
Các giao dịch này mang ý nghĩa tích cực cho ngân hàng và các tổ chức tài chính. M&A là một trong những chiến lược tái cơ cấu đối với một số ngân hàng để bắt kịp nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
Hiện NHNN cũng khuyến khích các giao dịch M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các giao dịch này sẽ giúp giảm ít nhất một nửa số ngân hàng trong 3-5 năm tới, với mục đích chỉ giữ lại các ngân hàng chất lượng.
Hiện, tỷ lệ thâm nhập của các đối tác chiến lược nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức tối đa 20%, thấp hơn so với các nước ASEAN khác, như Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia (có tỷ lệ từ 30% đến trên 50%).
Với các thông số vĩ mô, tôi cho rằng, M&A rất phù hợp với môi trường ở Việt Nam. Do đó, HDBank cũng đang tận dụng cơ hội này. HDBank đã thông qua chiến lược phát triển M&A trong 5 năm tới.
Điều này cho phép chúng tôi để đạt được tăng trưởng cả về quy mô lẫn cơ sở khách hàng, sản phẩm tín dụng, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính và dịch vụ.
Chúng tôi sẽ đạt được lợi ích từ việc giảm chi phí cũng như tối đa hóa lợi ích kinh tế và phi kinh tế, tạo ra những giá trị thiết thực cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, chúng tôi muốn tận dụng cơ hội từ các giao dịch M&A để phát triển mạng lưới khách hàng DN.
Hầu hết các thương vụ M&A thường gắn liền với một định chế tài chính cung cấp vốn cho bên mua thực hiện thương vụ. Song do các định chế tài chính cũng gặp khó khăn về vốn, nên bên mua cũng sẽ khó huy động được nguồn vốn cần thiết để thực hiện giao dịch và chiến lược M&A của mình. Ông nghĩ sao về điều này?
Điều này còn phụ thuộc vào bên bán và bên mua, do vậy, cơ cấu giao dịch sẽ khác nhau đáng kể. Trong nhiều năm qua, không ít nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước.
Họ thực hiện việc M&A tại Việt Nam thông qua giao dịch bằng tiền mặt, hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính từ nước sở tại của họ. Khi có ý định mua lại doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cố gắng tìm nguồn lực và hỗ trợ tài chính ngay tại thị trường Việt Nam. Nhưng chiến lược này cũng khá khó khăn trong giai đoạn thắt chặt tín dụng.
Ngoài ra, việc huy động vốn từ thị trường niêm yết tại Việt Nam cho các mục đích M&A hiện còn khó khăn, bởi thị trường này còn thiếu tính thanh khoản và định giá có thể không thuận lợi.
Ông có thể chia sẻ những thành công bước đầu sau M&A của HDBank và DaiA Bank?
Tháng 6/2013, DaiA Bank tổ chức đại hội cổ đông thường niên thông qua biên bản ghi nhớ, trong đó có nội dung DaiA Bank sẽ sáp nhập vào HDBank, như thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã ký vào tháng 10/2013.
Biên bản ghi nhớ cho sáp nhập, hợp nhất bước đầu đã nhận được sự chấp thuận của NHNN. Hiện chúng tôi đang trong quá trình phát triển kế hoạch này.
Thùy Vinh
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Keller Williams Việt Nam - VNARP - VBI Global tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối kinh doanh và đầu tư bất động sản quốc tế 2024
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?