
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi (Ảnh: Nhật Bắc) |
Trả lời câu hỏi của Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn liên quan đến diễn biến của thị trường chứng khoán thời gian gần đây, tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh giá, nền kinh tế vĩ mô đang tiếp tục được giữ ổn định, đây là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh ổn định, phát triển, ổn định thị trường chứng khoán.
"Nhưng diễn biến thực tế thị trường chứng khoán vừa qua có điều chỉnh giảm, có phiên giảm sâu, có phiên tăng, VN-Index hiện dao động quanh mức 1.000 điểm", ông Chi nói.
Về nguyên nhân, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, có những ảnh hưởng khách quan từ tình hình kinh tế thế giới như lạm phát rất cao, chính sách tiền tệ, tài khóa có nhiều thay đổi, thị trường chứng khoán biến động mạnh. Đồng thời, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình quốc tế, đặc biệt là nguồn cung năng lượng xăng dầu, giá cả, lạm phát, thị trường chứng khoán...
Trong nước, những điều chỉnh về chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, quản lý chặt chẽ room tín dụng đã ảnh hưởng tới dòng tiền. "Dòng tiền vào chứng khoán giảm từ đầu năm tới nay chuyển sang các tổ chức tín dụng do lãi suất tăng và đưa vào sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục sau đại dịch COVID-19", ông Chi phân tích.
Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định tin vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên cơ sở ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Về giải pháp, ông Chi cho biết trước mắt Bộ Tài chính sẽ tiếp tục giữ thị trường chứng khoán vận hành ổn định và an toàn trong mọi tình huống. Tăng cường minh bạch thị trường thông qua việc yêu cầu nghiêm các doanh nghiệp công bố thông tin, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, vi phạm là xử lý theo quy định.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung nguồn lực, tổ chức nhiều đoàn thanh kiểm tra, giám sát các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, các nhà đầu tư... để kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý và công bố công khai. Với các vụ việc nghiêm trọng sẽ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an xem xét thêm.
Đồng thời, tăng cường cung cấp thông tin chính thống ra thị trường một cách kịp thời. "Việc tung tin đồn trục lợi trên thị trường chứng khoán, Bộ sẽ kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an xử lý nghiêm. Vừa rồi, đã có những vụ việc phải truy tố và chịu án tù", ông Chi nói.
Về lâu dài, Bộ Tài chính sẽ rà soát lại Luật Chứng khoán để đáp ứng nhu cầu phát triển; tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán, đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực của nhà đầu tư, cơ quan quản lý, lực lượng thanh kiểm tra, giám sát.

-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt