
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
Như thói quen hàng năm, cứ đầu tháng 5, các nhà đầu tư thường nhắc đến câu ngạn ngữ nổi tiếng trong giới tài chính "Sell in May and Go Away” - ám chỉ nên bán hết cổ phiếu trong tháng 5 và đi chơi, chờ thời điểm tốt hơn để quay trở lại.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, triển vọng kinh tế, các yếu tố vĩ mô vẫn chưa nhiều tích cực và khó lường, nhà đầu càng e ngại Sell in May and Go Away. Vậy có nên áp dụng chiến lược này cho năm nay?
Sell in May chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô?
Ở một số thị trường quốc tế, giao dịch sôi động thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vì tiêu dùng tăng mạnh các đợt lễ cuối năm 11 - 12 - 1 (Giáng Sinh - Tạ Ơn - Năm mới), cũng như các công ty sẽ tất toán lợi nhuận để chuẩn bị mùa báo cáo tài chính. Trong 2 tháng đầu năm vẫn sẽ có tăng trưởng nhẹ, và đỉnh sẽ là tháng 4 khi kết quả kinh doanh quý năm đó được công bố.
Giai đoạn 5 đến tháng 10 là giai đoạn nghỉ hè cũng như có nhiều ngày lễ ở Phương Tây, nhà đầu tư ít để ý tới thị trường cũng như tiêu dùng không mạnh. Ngoài ra, vào các năm bầu cử ở Mỹ, giai đoạn này, do vẫn chưa rõ kết quả bầu tổng thống là ai, nên thị trường cũng sẽ không có đột biến.
Theo thống kê của FIDT về hiệu suất đầu tư tháng 5 của cả thị trường Mỹ (đại diện là chỉ số S&P500) và Việt Nam (VN-Index) trong giai đoạn 2001- 2022, cho thấy Sell In May không đúng với thị trường Mỹ, vì trong 22 năm qua, vào tháng 5, S&P500 tăng trung bình 0.27%, trong đó giảm 6/22 lần, giảm trung bình 1,23%; trong khi số lần tăng 16/22 lần, trung bình tăng 1,5%.
Với thị trường Việt Nam, Sell In May không rõ ràng trong 22 năm qua, vào tháng 5, VNI-Index tăng trung bình 1,05%. Số lần giảm là 13/22, với mức giảm trung bình 3,1%; số lần tăng là 9/22 lần với mức tăng trung bình 4,67%.
Theo các chuyên gia FIDT, các yếu tô vĩ mô như lạm phát và lãi suất đều không có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý Sell in May của nhà đầu tư ở cả Mỹ và Việt Nam, ít nhất là với tầm nhìn đầu tư ngắn hạn (trong tháng). Phần nhiều là vì lãi suất thường không thay đổi, còn lạm phát thì dù cao hay thấp hơn mức mục tiêu thì khả năng chỉ số giảm trong tháng 5 vẫn là 50-50.
Tuy Sell in May ở Việt Nam trong ngắn hạn không rõ ràng, nhưng liệu có thể giải ngân trong tháng 5 để đầu tư?
Theo thống kê của FIDT, trong 22 năm qua, tháng 5 và tháng 7 là hai tháng xấu nhất để nhà đầu tư có thể tham gia vào VN-Index khi tỷ lệ có lãi chỉ vỏn vẹn 40,9%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 53,8%.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT (FIDT), khi xét tới hiệu suất đầu tư trung bình theo tháng, thì tháng 7 mới thực sự là tháng xấu nhất trong 22 năm qua của VN-Index khi tỷ lệ có lãi thấp hơn trung bình, và nếu giảm thì có mức giảm trung bình cao nhất 1,87%.
“Điều này cũng được chúng tôi đánh giá khá hợp lý vì các đợt giảm sâu nhất của VNI đều là vào giai đoạn tháng 7 (2001, 2006, 2007, 2011 và 2021)”, ông Tuấn nói.
Trong 22 năm qua, giai đoạn tháng tháng 4 tới tháng 11 năm sau có hiệu suất đầu tư cao hơn giai đoạn tháng 5 - tháng 10 của năm trước đó, chứng minh câu ngạn ngữ này đúng ở thị trường Việt Nam cho nhà đầu tư trung hạn.
Kết luận lại, với thị trường Mỹ, với các dữ liệu thu thập, việc Sell in May ở Mỹ là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu làm theo đúng câu ngạn ngữ thì trong vòng 22 năm qua, nhà đầu tư đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kiếm lời khi chỉ số S&P500 tăng nhiều hơn giảm.
Với thị trường Việt Nam, câu chuyện Sell in May không rõ ràng nếu chúng ta chỉ xét trong tháng 5, còn sẽ đúng nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hơn theo khoảng 6 tháng (tháng 5 - tháng 10).
Các yếu tố vĩ mô như lạm phát và lãi suất không có quá nhiều ảnh hưởng tới tâm lý Sell in May dù ở thị trường Mỹ hay Việt Nam.
Với dữ liệu tổng hợp được thì giai đoạn tháng 5 tới tháng 10 thực sự là giai đoạn không thích hợp để giao dịch (tháng 7 là tháng xấu nhất). Vì vậy, việc “Sell in May” ở thị trường Việt Nam không phải là vì tháng 5 là tháng tệ nhất để đầu tư, mà vì đó là cơ hội để bán cổ phiếu ở đỉnh trước khi thị trường trở nên thiếu tích cực hơn vào giai đoạn giữa quý II tới đầu quý IV, giúp nhà đầu tư bảo toàn được lợi nhuận.
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu