-
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" -
Những điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 -
BoJ giữ nguyên lãi suất cơ bản, khẳng định vẫn đang đi đúng hướng -
Bầu cử Mỹ: Khoảng cách dẫn trước của bà Harris so với ông Trump đã hẹp lại
Ông Tony Fernandes. Ảnh: AFP |
Fernandes, một nhân vật có tiếng trong ngành hàng không châu Á, hôm 3/2 quyết định rời ghế CEO của hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á - AirAsia trong vòng ít nhất 2 tháng khi giới chức điều tra cáo buộc Airbus hối lộ 50 triệu USD dưới hình thức tài trợ cho đội đua F1 Caterham để giành hợp đồng mua máy bay từ AirAsia.
Fernandes và Chủ tịch Kamarudin Meranun - hai nhà đồng sáng lập hãng bay AirAsia - đã mua lại đội đua F1 Caterham vào năm 2011.
Sau động thái rời ghế của CEO Fernandes, Chủ tịch AirAsia Meranun cũng có quyết định tương tự, nhưng cả hai vẫn giữ vai trò cố vấn cho hãng bay. Hai nhà sáng lập AirAsia hôm nay ra tuyên bố chung khẳng định họ không làm gì sai.
“Trong suốt thời gian chúng tôi là cổ đông của Caterham, công ty này chẳng tạo ra chút lợi nhuận nào và cuối cùng được bán lại với giá 1 bảng Anh vào năm 2014. Từ đầu đến cuối, Caterham là cuộc chơi thương hiệu chứ không phải liên doanh kiếm tiền”, hai nhà sáng lập AirAsia nêu.
Cáo buộc “tiền bẩn” cho đội đua F1 Caterham do Văn phòng các vụ gian lận nghiêm trọng của Chính phủ Anh đưa ra cuối tuần trước do lo ngại hợp đồng tài trợ bất minh năm 2012 giữa đội đua Caterham (hiện đã "khai tử") và Tập đoàn hàng không và quốc phòng châu Âu EADS - tập đoàn mẹ của Airbus thời đó.
AirAsia hiện sở hữu đội tàu bay gồm 274 chiếc Airbus và là khách hàng “tiêu thụ” máy bay thân hẹp A321 lớn nhất thế giới.
Lùm xùm tiền tài trợ cho đội đua F1 khiến cổ phiếu AirAsia "bốc hơi" 5% trong phiên giao dịch 4/2, còn cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ đường dài AirAsia X - một công ty con của AirAsia - rớt thảm 8%.
Bộ phận nghiên cứu của tập đoàn tư vấn MIDF (Malaysia) hôm 3/2 hạ thấp đánh giá cổ phiếu AirAsia từ mức “nên mua” xuống “trung lập”, trong khi ngân hàng AmInvestment vẫn giữ khuyến nghị mua vào.
“Thật khó để đưa ra nhận định rằng việc mua bán cổ phiếu bị ảnh hưởng do sự vắng mặt trực tiếp của hai nhà sáng lập Fernandes và Kamarudin trong quá trình quản lý và ra quyết sách của AirAsia”, Ngân hàng AmInvestment khuyến cáo khách hàng.
Điều đáng ngại hiện nay với các hãng hàng không là dịch bệnh do virus corona đang chặn đứng nhu cầu di chuyển bằng đường không trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá dầu thô lao dốc và nhiên liệu máy bay trượt giá theo.
-
Bầu cử Mỹ: Điểm bỏ phiếu đầu tiên mở cửa, cử tri mất chưa đến 1 phút để đưa ra lựa chọn -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Khác biệt chính sách của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2024 -
Các thương vụ M&A công nghệ tạo tiền đề cho đột phá mới -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" -
Những điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 -
Bầu cử Mỹ: Tổng thống kế nhiệm sẽ đối diện thách thức cân bằng kinh tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng