
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Tọa đàm Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt năm 2021 do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức ngày 16/1/2021 |
Khủng hoảng cũng là cơ hội
Covid-19 và những tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh đã kéo các doanh nhân đến Tọa đàm Triển vọng Kinh doanh năm 2021 với chủ đề “Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?” của Hội Doanh nnghiệp trẻ Hà Nội.
Nhưng nhận định năm 2021 sẽ là năm tốt, cực tốt của ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse (Shark Phú) có lẽ là lý do để cả hội trường gần như không dịch chuyển trong 2 tiếng đồng hồ.
“Sẽ có những doanh nghiệp phá sản, nhưng đó cũng là tốt. Trong trạng thái bình thường, có doanh nghiệp làm ăn không tốt, không có đường hướng, nhưng người chủ vì tiếc công, nên không nỡ phá đi làm lại. Giờ khó khăn, buộc phải lựa chọn, phải làm lại, nhưng sẽ thấy rõ lý do vì sao không thểp hát triển được. Sự khởi đầu lại sẽ tốt hơn”, Shark Phú lý giải nhận định có vẻ ngược dòng của mình.
Thậm chí, ông Phú cho rằng, đây là thời diểm kiếm tiền và kiếm khách hàng tốt nhất.
“Nhiều đối thủ đang khó khăn. Nhiều doanh nhân lớn lớn tuổi đang cảm thấy ngần ngại trước khủng hoảng. Đây là cơ hội tốt với những doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt. Nếu thêm cả yếu tố ngành hàng đang vào chu kỳ tăng trưởng tốt nữa thì cơ hội sẽ là cực tốt ”, ông Phú khẳng định.
Như vậy, chìa khóa để có được một năm cực tốt, theo quan điểm của Shark Phú, nằm ở sự chuẩn bị tốt.
“Trong 3 năm tới, các hàng hóa cơ bản sẽ tăng từ 50-300% so với giá đáy, vào tháng 5/2020 vừa rồi là đáy của nguyên vật liệu. Lãi suất cho vay ngân hàng đang tốt. Đây là lúc các doanh nghiệp có thể tính toán. Lúc này, mua dự trữ nguyên liệu là có lãi”, ông Phú chia sẻ tính toán của mình với các doanh nhân trẻ Hà Nội.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị điều gì?
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse |
Tất nhiên, trong số những doanh nghiệp có thể phải đóng cửa vì không may rơi vào ngành hàng bị khủng hoảng nặng, chưa thấy rõ thời điểm phục hồi như du lịch, khách sạn...
Song, theo Shark Phú, các doanh nghiệp này cũng buộc phải tính toán, nếu thực sự không đủ nguồn lực, sức lực thì cũng nên dừng sớm.
“Lúc này, các doanh nhân hãy nhìn và tin vào các dữ liệu, để quyết định kế hoạch kinh doanh của mình. Nếu sản phẩm không bán được vì người dùng đã thay đổi, tốt nhất nên cắt bỏ, càng cố sẽ càng mất tiền. Nếu vì lý do khách quan, nhu cầu giảm tạm thời, nếu có nguồn lực sẽ tich lũy để chuẩn bị giai đoạn phục hồi. Nếu không đủ nguồn lực thì cũng nên xem xét đóng lại”, ông Phú nói.
Theo cách nhìn của chuyên gia tư vấn, bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Văn phòng Hà Nội Công ty TNHH KPMG, những gì mà ông Phú nhắc đến chính là năng lực quản trị doanh nghiệp.
“Chúng tôi có cơ hội làm việc với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ. Đứng về độ nhạy bén thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có khi hơn. Nhưng, doanh nghiệp của chúng ta mải mê theo đuổi các cơ hội kinh doanh, không để tâm nhiều đến quản trị”, bà Hà phân tích.
Năm 2020 là năm bộc lộ rõ tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp khi nhiều doanh nghiệp lao đao vì tài chính không an toàn, chiến lược phát triển không rõ ràng... nên không vượt qua được gió bão.
Nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá mơ hồ về quản trị doanh nghiệp, cho rằng đó là việc của doanh nghiệp lớn.
Ông Phú chia sẻ quan điểm này với góc nhìn của người kinh doanh.
“Tôi cũng đi từ doanh nghiệp nhỏ lên, nên thấy rõ quản trị doanh nghiệp đơn giản là phải biết được doanh nghiệp có bao nhiêu tiền, lỗ lãi thế nào, mọi người trong doanh nghiệp có thể tự làm việc ngay cả khi không có lãnh đạo, thì có nghĩa là quản trị được .Khi nào thấy không kiểm soát được những việc trên thì phải dừng lại. Còn các làm thế nào thì từng người phải quyết định. Nôm na là như vậy”, ông Phú trao đổi với các doanh nhân trẻ có mặt tại Tọa đàm.
Tất nhiên, các tính toán của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu có được môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy cạnh tranh.
Về vấn đề này, TS.Trần Thọ Đạt, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, quyết tâm của Chính phủ rất rõ ràng.
"Năm 2021, Chính phủ đã có thông điệp rất rõ trong ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng ta cũng thấy rõ nỗ lực sẽ duy trì mặt bằng lãi suất thấp, kiểm soát lạm phát dưới 4%... Tôi tin là thể chế là nguồn lực vô hạn mà chúng ta có thể khai thác được", TS. Đạt tư vấn với các doanh nghiệp.
Vào đầu năm 2020, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề "Triển vọng kinh tế - tài chính năm 2020 và Góc nhìn của doanh nhân". Năm 2019 là tọa đàm "Bài học thương trường - Nỗi đau không dễ sẻ chia".
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, 8 nhiệm kỳ hoạt động với hàng nghìn lượt Hội viên, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội hiện là một trong những tổ chức hội lớn mạnh và có nhiều đóng góp thiết thực cho nền kinh tế Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Với tôn chỉ hoạt động là "Gắn kết Doanh nhân - Nâng tầm Giá trị", Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã triển khai rất nhiều hoạt động mang tính kết nối và gia tăng giá trị cho Hội viên như Tư vấn quản trị, Xúc tiến Thương mại, Giao lưu, Đào tạo…
Tọa đàm “Triển vọng kinh doanh” là hoạt động thường niên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội được tổ chức đều đặn trong nhiều năm vào mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Vào đầu năm 2020, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề "Triển vọng kinh tế - tài chính năm 2020 và Góc nhìn của doanh nhân". Năm 2019 là tọa đàm "Bài học thương trường - Nỗi đau không dễ sẻ chia".
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, 8 nhiệm kỳ hoạt động với hàng nghìn lượt Hội viên, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội hiện là một trong những tổ chức hội lớn mạnh và có nhiều đóng góp thiết thực cho nền kinh tế Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Với tôn chỉ hoạt động là "Gắn kết Doanh nhân - Nâng tầm Giá trị", Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã triển khai rất nhiều hoạt động mang tính kết nối và gia tăng giá trị cho hội viên như tư vấn quản trị, xúc tiến thương mại, giao lưu, đào tạo…

-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower