
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
Thận trọng
Quan điểm thận trọng của Chính phủ trong việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và Giấy phép kinh doanh hàng không chung được thể hiện rất rõ trong Văn bản số 309/TB - VPCP ban hành giữa tuần trước.
Cụ thể, theo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, hàng không là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Đồng thời, đây cũng là ngành đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh quốc gia, công tác đối ngoại và an toàn giao thông.
![]() |
Giấy phép kinh doanh vào lĩnh vực hàng không cần được xem xét một cách thận trọng. Ảnh: Đức Thanh |
“Để nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển lành mạnh và bền vững, việc chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy phép kinh doanh vào lĩnh vực hàng không cần được xem xét một cách thận trọng và đúng quy định pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an toàn và an ninh hàng không trong mọi tình huống”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Cần nói thêm rằng, thời điểm diễn ra cuộc họp cách đây 2 tháng về vấn đề này, có hai nhà đầu tư đệ đơn xin bay lên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) là Công ty cổ phần Hàng không Skyviet (xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không) và Công ty cổ phần dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng (xin cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung).
Đối với trường hợp Công ty Tân Cảng, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung theo đúng quy định pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, đề xuất cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung của Công ty Tân Cảng được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận từ tháng 1/2017. Doanh nghiệp có số vốn điều lệ 100 tỷ đồng này dự kiến duy trì đội bay 2 chiếc phục vụ bay dịch hàng không chung như bay taxi, phục vụ khách du lịch, bay khảo sát địa chất.
Khó cho người mới
Trước đó, vào tháng 4/2017, Chính phủ đã phát đi thông báo, việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar Air) sẽ chỉ được xem xét sau khi đã hoàn thành xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay theo đúng Phương án điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện Phương án điều chỉnh Quy hoạch đang được Bộ GTVT hoàn thiện. Nhưng, ngay cả khi được phê duyệt trong quý III/2017, vẫn cần thêm 2 đến 3 năm nữa để hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách mới và nâng vị trí sân đỗ tại Tân Sơn Nhất lên con số 85.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trịnh Khánh Phương, Chủ tịch Vietstar cũng phải thừa nhận, Hãng sẽ khó nhận được giấy phép bay trong thời gian tới nên nhà đầu tư sẽ dồn sức cho việc đầu tư vào Cảng hàng không lưỡng dụng Tân Sơn Nhất.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với quan điểm thận trọng trong việc cấp phép, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) thuộc Tập đoàn FLC sẽ cần thêm thời gian và điều kiện để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Liên quan đến hồ sơ của Bamboo Airways gửi Cục Hàng không Việt Nam hôm 6/6/2017, đơn vị này cho hay, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về thành phần hồ sơ, ngoại trừ văn bản xác nhận vốn. Công ty cổ phần Tập đoàn FLC sau đó đã cam kết bảo lãnh về việc Tre Việt có đủ nguồn vốn để được cấp phép.
Tuy nhiên, cam kết của FLC là chưa đủ và chưa đúng quy định tại Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Cụ thể, phải có bản chính của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Việc giải phóng khoản tiền phong tỏa này chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc bị từ chối cấp phép bay.
Như vậy, Bamboo Airways còn cần văn bản xác nhận phong tỏa 700 tỷ đồng từ một tổ chức tín dụng và đây là điều kiện tiên quyết, không thể châm trước trong quá trình thẩm định, nhằm đảm bảo năng lực tài chính của đơn vị xin cấp phép bay.
-
zxc 13:58 | 24-07-2017Cái cần siết là chất lượng cung cấp dịch vụ thì không làm. Việc cấp phép thì cứ đủ điều kiện là cấp để phát triển hàng không, phát triển kinh tế đất nước, nhân dân cả nước hưởng lợi, không việc gì phải hạn chế và siết hết.0 thích
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu