-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Theo báo The Straitstimes Singapore, Cơ quan điều hành lưới điện SP Group thuộc sở hữu của nhà nước Singapore vừa có thông báo về việc tăng giá điện tiêu dùng trong 03 tháng của quý 2/2022, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, với mức tăng trung bình là 10%.
Cụ thể, đối với các hộ gia đình, giá điện chưa bao gồm thuế sẽ tăng từ 25,44 cent/kWh (đơn vị tiền tệ Singapore) lên 27,94 cent/kWh kể từ ngày 1/4/2022 (tương đương hơn 4.600 đồng/kWh, tức là gấp khoảng 2,5 lần giá điện bình quân hiện tại ở Việt Nam).
Giá điện sinh hoạt của Singapore trong thời gian gần đây |
Theo tính toán của SP Group, một hộ gia đình sống trong căn hộ 4 phòng thường tiêu thụ khoảng 349 kWh điện/tháng thì sau khi tăng giá điện, hóa đơn tiền điện trung bình hàng tháng sẽ tăng thêm khoảng 8,73 $ không bao gồm thuế hàng hóa và dịch vụ (thuế GST), gần gấp đôi mức tăng trong quý trước.
Trong một tuyên bố riêng gần đây, City Energy - một công ty khí đốt của Singapore hiện đang cung cấp dich vụ cho 870.000 khách hàng cho biết, giá điện tăng chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn phát sinh từ giá khí đốt và giá dầu toàn cầu tăng cao đáng kể do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Giá dầu thế giới trong những quý gần đây |
Nước Nga đang nắm giữ 12% nguồn cung dầu và 17% khí đốt tự nhiên của thế giới. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với khí đốt và dầu mỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu như Singapore – quốc gia có tới 95% lượng điện sản xuất từ khí đốt nhập khẩu.
Biểu giá điện ở Singapore được tính toán từ bốn thành phần, trong đó chi phí nhiên liệu phản ánh chi phí khí đốt tự nhiên nhập khẩu và giá dầu, chiếm khoảng nửa biểu giá điện. Phần còn lại là các chi phí khác liên quan đến các hoạt động của hệ thống như bảo trì nhà máy điện, hệ thống đo đếm điện năng và truyền tải, phân phối điện.
Biểu giá điện quy định do SP Group đề xuất mỗi quý được Cơ quan quản lý thị trường năng lượng (EMA) xem xét phê duyệt.
Khoảng một nửa số hộ gia đình ở Singapore mua điện từ SP Group theo biểu giá quy định. Những người tiêu dùng khác sử dụng gói giá cố định với các nhà bán lẻ sẽ không thấy bất kỳ sự tăng giá nào cho đến khi họ gia hạn hợp đồng, nơi họ thấy giá có khả năng còn cao hơn.
Biến động giá điện của Singapore trong những năm qua |
Tuy nhiên, biểu giá sửa đổi trong ba tháng tới vẫn thấp hơn biểu giá cao nhất trong thập kỷ trước (Quý 2/2012) là 28,78 cent/kWh, (không bao gồm thuế GST). Ngoài ra, mức giá điện cao nhất từng được ghi nhận ở Singapore là 30,45 cent/kWh, (không bao gồm GST) vào quý 4/2008.
Việc giá điện tăng cao đã khiến Cơ quan Điều tiết Thị trường Năng lượng của Singapore yêu cầu người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và thực hiện nhiều hơn các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tăng chi phí đối với các doanh nghiệp cho đến tháng 6/2022.
Ông Peter Hoskins, 54 tuổi, một khách hàng dùng điện cho biết mức tăng giá điện chắc chắn sẽ khiến ông ít sử dụng điều hòa nhiệt độ hơn ở nhà.
Chuyên gia kinh tế Howie Lee của Ngân hàng OCBC Singapore cho biết mức bình thường mới của giá dầu và khí đốt cao vẫn tồn tại, không chỉ ở Singapore mà trên toàn cầu, do sự tái cấu trúc của thương mại năng lượng quốc tế ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và cho rằng giá năng lượng khó có thể ổn định trong 2-3 năm nữa.
Ông Howie Lee nói, năng lượng là đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ làm chi phí sinh hoạt hàng ngày của người dân cao hơn. Mắc dù vậy, ông Howie Lee cũng hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ không làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như là một biện pháp để Singapore đảm bảo cung cấp điện.
Không chỉ Singapore, trong những tháng gần đây, giá điện cũng đã tăng trên toàn thế giới sau khi giá khí đốt đạt mức kỷ lục. Nguyên nhân là do sự sự tác động của nhiều yếu tố như: không lường trước được nhu cầu khí đốt khi phục hồi đại dịch, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và việc giảm nguồn cung cấp khí đốt toàn cầu…
-
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ -
Sản lượng dầu thô, khí đốt của Iran đạt mức cao đáng kể -
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024