
-
Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Đa Phúc - Khát vọng kỷ nguyên mới”
-
Đội pháo hoa Trung Quốc giành ngôi vị Quán quân DIFF 2025
-
Đại học Y Dược lần đầu tiên có chương trình thạc sỹ y khoa bằng tiếng Anh cho học viên quốc tế
-
Tăng quyền cho hiệu trưởng để mở rộng tự chủ đại học
-
Trường Đại học Y Dược Thái Bình hướng tới mô hình đại học thông minh, vươn tầm khu vực và quốc tế -
Trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội có thêm chính sách ưu đãi
Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết:
"Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; trên cơ sở đó thống nhất đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho năm học 2024 - 2025, góp phần thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục và đào tạo, hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu về giáo dục và đào tạo được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026".
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. |
Theo Thứ trưởng năm học 2023 - 2024 diễn ra trong bối cảnh các hoạt động kinh tế - xã hội của thế giới và trong nước đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo đã có tác động không nhỏ đối với sự phát triển của giáo dục và đào tạo.
Đây cũng là năm học toàn ngành giáo dục triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ trưởng nêu rõ Bộ GD&ĐT đã triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm chất lượng trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài cho giáo dục đại học.
Ngành giáo dục đã chủ động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số từ hệ thống quản lý, tuyển sinh, đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, lấy tiến bộ của người học làm thước đo cho chất lượng, hiệu quả giảng dạy.
Bên cạnh những điều đã làm được, Thứ trưởng cũng chỉ ra 4 tồn tại, hạn chế trong thực hiện kế hoạch năm học 2023 - 2024 về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm:
Thứ nhất, việc thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng, nhất là vấn đề thành lập, kiện toàn hội đồng trường, quan hệ phối hợp giữa hội đồng trường với ban giám hiệu tại một số đơn vị.
Thứ hai, việc triển khai thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GDĐT còn lúng túng, đặc biệt là việc triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng quyền và trách nhiệm của mình trong việc triển khai nhiệm vụ này.
![]() |
Các vấn đề còn tồn đọng về giáo dục đại học là điều mà các đại biểu quan tâm. |
Thứ ba, việc kiểm định chất lượng, thực hiện theo chuẩn chương trình đào tạo triển khai còn chậm; hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế; việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tuy đã tích cực triển khai nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa phát huy hết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng chậm, chưa đồng đều giữa các cơ sở giáo dục đại học; công tác tuyển sinh mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng việc cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn; phương thức xét tuyển sớm chưa thực sự bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng cho các thí sinh và giữa các cơ sở đào tạo.
Trước những hạn chế trên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị lãnh đạo các trường đại học nhận diện bức tranh giáo dục đại học hiện nay. Xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Từ đó có những bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2024 - 2025.
-
Lần đầu tiên tổ chức giải Pickleball dành cho nữ doanh nhân Việt Nam -
Tăng quyền cho hiệu trưởng để mở rộng tự chủ đại học -
Trường Đại học Y Dược Thái Bình hướng tới mô hình đại học thông minh, vươn tầm khu vực và quốc tế -
Trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội có thêm chính sách ưu đãi -
Hà Nội: Đất nông nghiệp bãi sông, bãi nổi được phép khai thác kết hợp du lịch -
Hưng Yên đẩy mạnh ủy thác tín dụng chính sách, giảm nghèo bền vững -
TP.HCM giữ chính sách chi trả trợ cấp xã hội như trước khi sáp nhập
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng