
-
Temu "thất thu" từ thị trường Mỹ trong khi các đối thủ đã vực dậy sau thuế quan
-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
-
Fed giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp, nhưng dự kiến 2 đợt cắt giảm vào cuối năm
-
Giới đầu tư lo ngại Mỹ can thiệp quân sự vào xung đột Israel - Iran
-
Các "ông trùm" dầu mỏ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng do xung đột Israel-Iran leo thang -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, sẽ giảm tốc độ cắt giảm mua trái phiếu chính phủ
![]() |
Biểu ngữ bên ngoài địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 ở TP. Johannesburg, Nam Phi vào ngày 20/8/2023. Ảnh: AFP |
Số lượng triệu phú USD ở các quốc gia thuộc khối BRICS (hiện nắm giữ 45.000 tỷ USD tài sản có thể đầu tư) được dự báo sẽ tăng 85% trong 10 năm tới, theo báo cáo mới công bố của công ty tư vấn đầu tư Henley & Partners dưới sự hợp tác với công ty tình báo kinh tế toàn cầu New World Wealth.
Khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã mở rộng thêm các thành viên mới như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong năm nay. Saudi Arabia cũng chuẩn bị gia nhập khối này.
BRICS hiện có 1,6 triệu cá nhân với tài sản có thể đầu tư trị giá hơn một triệu USD.
"Dự báo tăng 85% (số lượng triệu phú USD - BTV) đối với BRICS sẽ là mức tăng trưởng tài sản cao nhất so với bất kỳ khối hoặc khu vực nào trên thế giới", ông Andrew Amolis, nhà phân tích tài sản tại New World Wealth bình luận trên đài CNBC.
Trong khi đó, số lượng triệu phú USD của liên minh 7 nền kinh tế có nền công nghiệp phát triển (Canada, Pháp, Nhật Bản, Italia, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu) được dự báo tăng 45% trong thập kỷ tới. Các thành viên G7 nắm giữ khối tài sản có thể đầu tư trị giá 110.000 tỷ USD, tính đến tháng 12/2023.
"[BRICS] đang đặt ra thách thức đối với trật tự thế giới và tự khẳng định mình là đối thủ mạnh mẽ của G7 và các tổ chức quốc tế khác", giám đốc điều hành Henley & Partners, ông Dominic Volek, nhận định.
Trong đó, Ấn Độ đang dẫn đầu về tốc độ gia tăng tài sản, với ước tính tài sản bình quân đầu người tăng 110% vào năm 2033, tiếp theo là Saudi Arabia, nơi tài sản bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng hơn 105% trong cùng kỳ. Tiếp đến, tài sản bình quân đầu người của UAE dự kiến sẽ tăng 95%, theo sau là Trung Quốc và Ethiopia với mức tăng dự báo lần lượt đạt 85% và 75%.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc dẫn đầu các nước BRICS về tốc độ gia tăng tài sản tư nhân với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 92%. Ấn Độ đứng thứ hai với mức tăng 85% trong cùng kỳ và UAE xếp vị trí thứ ba với mức tăng tài sản 77%.
Trái lại, các thành viên khác trong khối BRICS, như Nam Phi và Iran, lại ghi nhận số lượng triệu phú USD sụt giảm kể từ năm 2013.

-
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở ngưỡng cao 4,25 - 4,5% -
Giới đầu tư lo ngại Mỹ can thiệp quân sự vào xung đột Israel - Iran -
Các "ông trùm" dầu mỏ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng do xung đột Israel-Iran leo thang -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, sẽ giảm tốc độ cắt giảm mua trái phiếu chính phủ -
Mỹ - Anh thống nhất cắt giảm thuế quan, thiết lập hạn ngạch miễn thuế thép và nhôm -
Xung đột Israel - Iran có thể khiến Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất -
Giới đầu tư lo lắng về xung đột Israel - Iran cùng biến động giá dầu
-
1 Phó thủ tướng: Thuế suất của Việt Nam thấp so với thế giới; chính sách thuế đang rất ưu đãi, khoan sức dân
-
2 Hộ kinh doanh đóng cửa không liên quan đến chính sách thuế
-
3 Hợp nhất hai bộ khiến quyết sách nhanh hơn, nắn vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm
-
4 Không có chuyện người bán hàng rong, bán nước vỉa hè phải dùng hóa đơn điện tử
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố logo hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
-
Đặc quyền ưu tiên từ VietinBank: Nâng tầm trải nghiệm - Khẳng định vị thế
-
Nghiên cứu lâm sàng: Sự khẳng định chất lượng sản phẩm bằng khoa học
-
VPBankSME bắt tay Hilo, Vinatti hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình