
-
Lào Cai đồng lòng vượt khó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV
-
Chủ tịch Đà Nẵng hối thúc tiến độ dự án đường vành đai, tổng vốn 498 tỷ đồng
-
Không gian ngầm trở thành động lực mới cho phát triển đô thị Hà Nội
-
TP. Hải Phòng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, logistics liên hoàn
-
G42, FPT, VinaCapital, Việt Thái muốn làm Siêu Trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD tại TP.HCM -
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển
Dự án có tên là “Xây dựng đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh”.
Theo đó, sẽ xây dựng 66,5 km đường cấp III đồng bằng nối huyện Trần Đề với thị xã Vĩnh Châu, trong đó có 53,5 km đường thuộc tuyến đường bộ ven biển kết nối Bạc Liêu, nhằm thực hiện tốt mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và đảm bảo ổn định lâu dài của đê biển Vĩnh Châu.
Dự án nối tiếp Dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 1) đang triển khai thi công, xây dựng hoàn thiện 18,6 km đường cấp IV đồng bằng thuộc tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2).
Dự kiến, thời gian thực hiện là 2024 - 2030, trên địa bàn huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng); tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án hơn 5.917 tỷ đồng.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (giữa) kiểm tra tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (ảnh: Báo Sóc Trăng online) |
Phát biểu tại buổi khảo sát Dự án Đường bộ ven biển Sóc Trăng cùng lãnh đạo tỉnh vào cuối tháng 3/2023 vừa qua, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, với mục tiêu góp phần phát huy được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh Sóc Trăng và giúp các địa phương ngăn xâm nhập mặn, triều cường, hình thành các trục giao thông giữa các vùng trong tỉnh, liên tỉnh...
Thông qua tầm quan trọng của dự án đối với tỉnh, ông Mai đề nghị tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu cân nhắc lại các tuyến đường trong Dự án; xem xét lại tính hợp lý, phương án đấu nối cũng như sự cần thiết của các tuyến đường… có giải trình từng nội dung cụ thể và gửi đến đoàn công tác trong thời gian sớm nhất.
Về vấn đề này, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, lãnh đạo tỉnh đã thống nhất cao cùng với đơn vị tư vấn và đề xuất đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mục tiêu của dự án là tạo nên trục giao thông liên kết các vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản rộng lớn, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân tại địa phương, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống của nhân dân vùng nông thôn, nhất là đồng bào Khmer, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng...
Cùng với đó, tỉnh đã nghiên cứu triển khai các tuyến đường để phù hợp phát triển kinh tế - xã hội, tại các địa phương và tỉnh mong muốn đoàn công tác hỗ trợ cho tỉnh thực hiện dự án.

-
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển -
TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi dứt điểm bàn giao mặt bằng làm cao tốc Bắc - Nam trước ngày 15/7/2025 -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc -
Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá tại tỉnh An Giang -
Quảng Ngãi: Tạo đột phá, nâng tầm du lịch -
Nửa đầu năm 2025, Vĩnh Long thu ngân sách đạt 19.583 tỷ đồng -
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 5 dự án trọng điểm về khoa học, công nghệ
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới