-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (bên trái) ký bản ghi nhớ với nhà đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Sóc Trăng |
Bước tiến dài trongthu hút đầu tư
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (1992 - 2022), ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau 30 năm tái lập, tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc, kinh tế liên tục tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 13%. Quy mô kinh tế của tỉnh năm 2021 tăng 38 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng 35 lần so với năm 1992.
Có thể nói, trong sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Sóc Trăng có đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh. Theo ông Trần Văn Lâu, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2021, tỉnh Sóc Trăng đã tiếp xúc, gặp gỡ và cung cấp thông tin, giới thiệu cơ hội đầu tư hơn 1.000 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư. Qua đó, đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 310 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 100.696,9 tỷ đồng.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Sóc Trăng đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó là 18 bản ghi nhớ về khảo sát, nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư được tỉnh ký với 19 tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài, với tổng vốn cam kết khoảng 200.000 tỷ đồng.
Điểm nhấn quan trọng trong thu hút đầu tư của Sóc Trăng là vào năm 2018, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Phát động khởi nghiệp, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức và doanh nghiệp trong, ngoài nước. Tại hội nghị này, tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký biên bản ghi nhớ 25 dự án với tổng vốn 40.315 tỷ đồng. Đến nay, có 7 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2.870 tỷ đồng, 4 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn 3.230 tỷ đồng, 2 dự án đã thực hiện thủ tục đấu giá, các dự án khác đang thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định.
Từ sau Hội nghị, Sóc Trăng tiếp tục đón tiếp, làm việc với hơn 500 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, nghiên cứu đầu tư, qua đó đã thu hút được 101 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 67.500 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dự án đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng là lĩnh vực công nghiệp (với tỷ lệ 35% tổng số dự án), đã góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Với tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, các nhà máy điện gió đứng thứ 2 trong số các dự án được triển khai tại tỉnh thời gian qua. Bên cạnh đó là dự án trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng…
Ngoài 18 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 1.345,2 MW, có tổng vốn đầu tư hơn 59.000 tỷ đồng đã và đang triển khai (trong đó, 4 dự án đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 110,8 MW), tỉnh Sóc Trăng đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Dự án Nhà máy chế biến thủy sản và Dự án Nuôi tôm sạch công nghệ cao của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, với tổng vốn đầu tư 481 tỷ đồng, góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến, gia tăng giá trị xuất khẩu và giải quyết việc làm.
Dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trần Đề (tổng vốn đầu tư hơn 1.230 tỷ đồng) giúp mở rộng quỹ đất với hạ tầng hoàn chỉnh, tạo thêm mặt bằng sản xuất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Dự án Trung tâm thương mại kết hợp nhà phố thương mại Vincom với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và vui chơi giải trí, góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân, thay đổi tích cực diện mạo hạ tầng đô thị của TP. Sóc Trăng.
Đặc biệt, Dự án tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo, là một trong những dự án du lịch quan trọng của tỉnh, với thời gian di chuyển chỉ khoảng 1 giờ 45 phút, đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Sóc Trăng và tham quan Côn Đảo, góp phần tăng doanh thu dịch vụ du lịch, giúp ngành du lịch sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
“Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp”, được Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là một trong 3 đột phá của tỉnh. Các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cụ thể:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh đã chủ động rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (giảm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh xuống còn 2 ngày, thủ tục đầu tư xuống còn 30 ngày), tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cung cấp thông tin trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư giảm bớt thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục.
Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư để nhiều nhà đầu tư, nhất là các tập đoàn lớn, có tiềm lực kinh tế, quản trị, công nghệ tiên tiến đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Sóc Trăng đã thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm phục vụ hành chính công, giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính tập trung vào một đầu mối, nhanh gọn, giảm chi phí và thời gian của người dân, doanh nghiệp. Tỉnh bố trí cán bộ đầu mối tại không gian làm việc chung của doanh nghiệp đặt tại Trung tâm để kịp thời hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng cũng đưa vào vận hành Trung tâm giám sát điều hành tỉnh, nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân. Thông qua hệ thống, người dân và doanh nghiệp dễ dàng phản ánh các tồn tại, bất cập trong chỉ đạo, điều hành của các ngành, địa phương, đồng thời lãnh đạo tỉnh cũng có thể kiểm chứng hiệu quả thực thi các cơ chế, chính sách, năng lực hoạt động của các cơ quan để có những chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Hai là, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua việc thường xuyên họp mặt, đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe những phản ánh, kiến nghị nhằm kịp thời giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Tỉnh đã thành lập và chỉ đạo hoạt động có hiệu quả Tổ công tác phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án và Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe và tận tâm, các tổ công tác đã kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ nhiều trường hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai sản xuất, kinh doanh, đầu tư dự án.
Song song đó, đối với các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm, tỉnh phân công một sở, ngành làm cơ quan đầu mối. Cơ quan này có trách nhiệm phối hợp các đơn vị có liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho việc kêu gọi đầu tư dự án cũng như chủ động tiếp cận, mời gọi nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện.
Ba là, đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đất đai. Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai như xây dựng hệ thống thông tin về đất đai; rà soát rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho doanh nghiệp.
Các địa phương thực hiện công khai kế hoạch sử dụng đất theo quy định để các tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất trong việc lựa chọn vị trí cũng như hoàn thiện hồ sơ về đất đai cho dự án sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, Sóc Trăng đã thành lập Tổ công tác giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm sớm bàn giao đất cho các nhà đầu tư.
Bốn là, chuẩn bị lực lượng lao động chất lượng cao để triển khai dự án đầu tư. Với dân số hơn 1,2 triệu người, lực lượng lao động hơn 642.000 người, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 61%, tỉnh đảm bảo cung cấp đủ lao động có chất lượng, phù hợp với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Cùng với đó, các chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ đào tạo lao động theo nhu cầu của nhà đầu tư cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức hút của địa phương.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"