-
Thiên Long lãi vượt kế hoạch 11% sau 9 tháng -
Lợi nhuận Petrolimex giảm sâu -
Cổ phiếu Masan thỏa thuận “khủng”, dòng ngân hàng kéo lại sắc xanh cho VN-Index -
Công ty chứng khoán nào "kiếm bộn" nhất từ tự doanh, margin? -
Cảng Hải Phòng lãi kỷ lục nhờ khoản tiền đền bù -
Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức
Thêm sôi động thời tiền khó
Quy mô vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart, mã VST) tăng thêm 40 tỷ đồng trong quý I/2023. Tuy vậy, đợt tăng vốn không phát sinh dòng tiền bởi số cổ phiếu trên được phát hành cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) nhằm cấn trừ số nợ tương đương.
Đây không phải lần đầu tiên DATC quyết định đổi nợ lấy cổ phần VST. Bên cạnh khoản cho vay còn lại gần 240 tỷ đồng, tổ chức chuyên mua bán xử lý nợ này đang sở hữu tổng cộng 6 triệu cổ phiếu VST, tương đương 8,96% vốn Vitranschart.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vừa tổ chức, cổ đông Công ty cổ phần Nhựa Đông Á (mã DAG) đã chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 21,2 triệu cổ phần để hoán đổi khoản vay 212 tỷ đồng từ hai cá nhân. Vốn điều lệ của Nhựa Đông Á dự kiến tăng 35%, lên 808 tỷ đồng sau đợt tăng vốn trên.
Một trường hợp khác cũng vừa hoàn tất tăng vốn đổi nợ vào tháng 11/2022 là Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng (mã GGG). Đến cuối năm 2022, vốn điều lệ của doanh nghiệp này đã tăng gấp 3 lần, từ 96 tỷ đồng lên 294 tỷ đồng, nợ phải trả cũng giảm tương ứng. Tổng tài sản giảm so với đầu năm chủ yếu do Công ty tiếp tục có thêm một năm kinh doanh thua lỗ.
Cổ phiếu DAG, VST và GGG đều đang giao dịch dưới mức giá 5.000 đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ hoán đổi nợ các phương án trên đều ngang mệnh giá (10.000 đồng nợ đổi lấy 1 cổ phiếu mới) kèm điều kiện hạn chế chuyển nhượng một năm. Các trái chủ chấp nhận “chịu thiệt” khi chấp nhận giá mua đắt đỏ hơn nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, đổi nợ lấy cổ phần là giải pháp có cơ hội mang về lợi ích lâu dài, nhất là ở các doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng có thể thành công trong việc cơ cấu lại nợ, thanh lý tài sản, cũng như khôi phục hoạt động kinh doanh.
Cũng trong quý I/2023, Công ty Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải (Vietravel, mã VTR) và Công ty cổ phần Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã HAX) đã hoàn tất đợt phát hành cổ phần để hoán đổi nợ/ chuyển đổi trái phiếu theo cam kết đã đưa ra khi thỏa thuận các khoản vay.
Cụ thể, Tập đoàn Hưng Thịnh cho Vietravel vay 168 tỷ đồng với tài sản thế chấp là 6 triệu cổ phiếu VTR. Khi khoản vay đến hạn, thay vì nhận gốc khi đến hạn, Hưng Thịnh nhận về 6 triệu cổ phiếu, tương đương giá mua 28.000 đồng/cổ phiếu. Nửa năm trở lại đây, cổ phiếu VTR giao dịch trong vùng 20.000 - 28.000 đồng/cổ phiếu với số lần chạm ngưỡng 28.000 đồng/cổ phiếu chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trái chủ của Haxaco cũng lựa chọn chuyển đổi khoản nợ 180 tỷ đồng thành 12 triệu cổ phiếu. Giá chuyển đổi 15.000 đồng/cổ phiếu, hấp dẫn hơn đáng kể giá đóng cửa cổ phiếu HAX ngày 7/4 (17.900 đồng). Chưa kể, trái chủ còn được phép giao dịch cổ phiếu ngay từ tháng 3/2023 mà không chịu thời gian hạn chế chuyển nhượng.
Áp lực tăng cung cổ phiếu
Chấp thuận phương án đổi nợ lấy cổ phần, đối với các doanh nghiệp, lợi ích dễ thấy đầu tiên là trút bỏ được gánh nợ cận kề ngày đáo hạn. Đối với chủ nợ, phương án này đôi khi là lựa chọn tốt nhất khi doanh nghiệp không thể xoay xở tiền ngay, hay việc bán tài sản trả nợ khó đạt hiệu quả khi thị trường không thuận lợi.
Cùng với đó, khi nhận thêm cổ phiếu, nhà đầu tư còn có thêm quyền biểu quyết trong doanh nghiệp. Hưng Thịnh đã trở thành cổ đông lớn sở hữu 20,48% vốn Vietravel. Ông Nguyễn Bá Hùng, CEO Nhựa Đông Á, cũng là một trong hai chủ nợ tham gia đợt phát hành hoán đổi nợ, sẽ nhận về 11 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu trực tiếp lên 18%. Nửa đầu tháng 3, cổ đông tổ chức liên quan đến vị CEO này đã bán ra 10 triệu cổ phiếu, kéo tỷ lệ sở hữu của ông Hùng và các bên liên quan giảm đáng kể.
Ngoài ra, kỳ vọng lớn hơn của các trái chủ là lợi tức từ cổ phiếu, bao gồm cổ tức và chênh lệch thu được khi bán cổ phiếu, lớn hơn lợi ích có thể có nếu thu hồi khoản vay. Ở thời điểm khó khăn của ngành du lịch, Vietravel thua lỗ 98 tỷ đồng (năm 2020) và 350 tỷ đồng (năm 2021). Tới năm 2022, dù doanh thu hoạt động chỉ bằng một nửa giai đoạn trước đại dịch, Vietravel có thêm khoản lãi từ chuyển nhượng hơn 30% vốn Vietravel Airlines, nhờ đó báo lãi hơn trăm tỷ đồng. Dù vẫn còn lỗ lũy kế, bản kế hoạch kinh doanh năm 2023 sắp được công bố tới đây có thể mở ra kỳ vọng về dòng tiền cổ tức cho các cổ đông sở hữu cổ phần doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, để thuyết phục các chủ nợ ở lại với doanh nghiệp, thay vì rút vốn vay, niềm tin vào sự hồi phục của doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng lớn. Tăng lượng cổ phiếu phát hành cũng kéo theo áp lực pha loãng. Doanh nghiệp cần đạt được tăng trưởng lợi nhuận tương xứng mới có thể duy trì tỷ suất sinh lời.
Trong một động thái mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đang trình cổ đông hạ giá chuyển đổi từ mức 21.494 đồng/cổ phiếu xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu đối với trái phiếu chuyển đổi trong đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu năm 2020. “CII mong muốn nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi đồng hành cùng CII trong thời gian tới”, lãnh đạo Công ty cho hay.
-
Cảng Hải Phòng lãi kỷ lục nhờ khoản tiền đền bù -
Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức -
Đức Long Gia Lai lãi đậm nhờ thoái vốn công ty con -
Vinamilk: 9 tháng hoàn thành gần 75% kế hoạch năm 2024, thị trường nước ngoài mang về 8.349 tỷ đồng -
Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm hơn 3 điểm -
Giá cổ phiếu tụt mạnh: Helio Energy vẫn phát hành mới -
Phân bón Bình Điền lãi 9 tháng gấp 3 lần cùng kỳ
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo