
-
4 nhà đầu tư đề xuất mở rộng đường Hà Nội - Bắc Giang lên 8 làn xe
-
Đồng Nai: Thu hơn 9.200 tỷ đồng nợ thuế, thu ngân sách tăng 31%
-
Thuế TP.HCM thu ngân sách tăng gần 10% nửa đầu năm 2025
-
TP.HCM đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án metro nối trung tâm với Cần Giờ
-
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng -
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát
Doanh nghiệp FDI xuất khẩu 113 tỷ USD
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2025 (từ ngày 1/5/2025 đến ngày 15/5/2025) đạt 36,09 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/5/2025 đạt 313,26 tỷ USD, tăng 41,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 211,6 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 28,4 tỷ USD).
Riêng về xuất khẩu, tính đến hết ngày 15/5/2025, doanh nghiệp FDI đạt 112,36 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng gần 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 71,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các hoạt động đầu tư nhằm tăng lực sản xuất của khu vực FDI vẫn đang được bổ sung mạnh mẽ. Điều này làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất, xuất khẩu của cả nước.
Chẳng hạn, Tập đoàn về khoa học vật liệu và giải pháp nhận diện kỹ thuật số Avery Dennison (Hoa Kỳ) vừa khánh thành nhà máy liên doanh cùng Tập đoàn Shenzhou Group (Hồng Kông, Trung Quốc) tại huyện Củ Chi (TP.HCM). Đây là nhà máy thứ 3 tại Việt Nam của Avery Dennison, sau nhà máy ở Long An và Bắc Ninh.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 4.000 m2, với tổng vốn đầu tư 4,7 triệu USD, công suất xử lý lên đến 800.000 nhãn mác/ngày và được thiết kế sẵn sàng cho việc mở rộng trong tương lai.
Tại Việt Nam, Avery Dennison là đối tác của nhiều “ông lớn” thời trang thể thao như Adidas, Nike, Puma, Uniqlo... Ông Michael Barton, Phó chủ tịch Tập đoàn Avery Dennison cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã ngày càng nâng cao vai trò trong lĩnh vực may mặc và giày dép toàn cầu.
“Nhà máy mới đóng một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư của chúng tôi. Đó là xây dựng năng lực sản xuất tại chỗ, với đội ngũ tay nghề cao ngay tại Việt Nam”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Không dừng lại ở đó, Avery Dennison còn định hướng đưa các nhà máy tại Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chủ lực, đồng thời phát triển thành điểm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong mạng lưới toàn cầu của Tập đoàn. Lãnh đạo Tập đoàn đặt kỳ vọng vào tiềm năng R&D tại Việt Nam nhờ chất lượng nhân lực và hệ sinh thái sản xuất ngày càng hoàn thiện.
Tính đến nửa đầu tháng 5/2025, xuất khẩu giày dép mang về 8,6 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với cùng kỳ. Còn dệt may đóng góp 13,12 tỷ USD, cao hơn con số 11,7 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, ngành điện tử đóng góp doanh thu trên 53 tỷ USD, với riêng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng thêm 9,2 tỷ USD so với cùng kỳ. Gần 100% kim ngạch xuất khẩu điện tử do khu vực FDI thực hiện.
Sắp thêm nhà máy mới
Không lâu nữa, ngành giày dép đón thêm một dự án FDI mới đi vào vận hành tại Bắc Kạn. Đó là dự án sản xuất, gia công giày dép, đế giày xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất giày Chung Jye Bắc Kạn - Việt Nam, khởi công từ tháng 6/2024, với tổng mức đầu tư 25 triệu USD, công suất 10 triệu đôi giày dép/năm. Nhà máy được kỳ vọng, khi hoàn thành, đưa vào hoạt động, sẽ thu hút thêm nhà đầu tư thứ cấp, tạo thêm 5.000 việc làm mới.
Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ đầu tư nhà máy sản xuất, gia công giày dép xuất khẩu tại huyện Ngân Sơn và huyện Na Rì, công suất mỗi nhà máy khoảng 1,5 triệu đôi giày dép/năm, tổng mức đầu tư tại mỗi địa điểm là 7,5 triệu USD.
Ngoài nhà máy đang xây dựng tại Bắc Kạn, Tập đoàn Chung Jye hiện có 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam, gồm các nhà máy sản xuất giày, đế giày xuất khẩu tại Hải Dương, Ninh Bình, Tuyên Quang. Sản lượng xuất khẩu hàng năm của Tập đoàn đạt 18 triệu đôi.
Trong khi đó, Công ty TNHH Tập đoàn Huali Việt Nam (100% vốn Trung Quốc), chuyên về sản xuất, xuất khẩu các loại ván sàn đã có kế hoạch đầu tư để mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Địa điểm đặt nhà máy là Khu công nghiệp Viglacera Sông Công II - giai đoạn II. Ngay khi được bàn giao mặt bằng, Huali sẽ đầu tư một nhà máy 100 triệu USD trên diện tích đất 130.000 m2, chuyên sản xuất ván sàn xuất khẩu.
Xuất khẩu đang hướng mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm nay và để về đích với mục tiêu tăng trưởng này, khu vực FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Lúc này, các địa phương, nơi có các nhà đầu tư đóng đô đang tăng tốc hỗ trợ để quá trình đầu tư nhà máy sản xuất mới được đẩy nhanh, sớm đi vào vận hành.

-
Kịch bản mới cho nền kinh tế -
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng -
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát -
Triển khai công tác giải phóng mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Đắk Lắk -
Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Chuyển động mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027 -
Hà Nội thúc tiến độ, sẵn sàng khởi công các tuyến metro trong năm 2025 -
Nhà máy điện gió Hải Anh, Quảng Trị sẽ khánh thành vào ngày 19/8/2025
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One