Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sợi polyester Việt Nam liệu có cơ hội thoát thuế phòng vệ thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thế Hải - 29/08/2019 17:21
 
Với biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu sợi polyester của Việt Nam là 34,81% – 72,56%, những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu sợi bị ảnh hưởng nặng nề khi xuất khẩu sợi sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, Các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan có thời hạn 37 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra để trả lời bản câu hỏi điều tra.
Được biết, Các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan có thời hạn 37 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra để trả lời bản câu hỏi điều tra.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với sợi dún polyester (polyester textured yarn) có mã HS 5402.33 nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Vụ việc bắt đầu được khởi xướng điều tra từ ngày 15/5/2015 sau khi xem xét đơn kiện của Tập đoàn Korteks Mensucat Sanayi ve Tic. A.S của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đến tháng 8/2016, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức ban hành kết luận cuối cùng về việc áp thuế chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu.

Theo đó, biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam là 34,81% – 72,56%. Điều đáng nói, mức thuế này cao hơn nhiều so với các nước cùng bị điều tra và áp thuế, ví dụ mức thuế dành cho Thái Lan chỉ từ 6,88-37,69%.

Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan có thời hạn 37 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra để trả lời bản câu hỏi điều tra.

Các nhà sản xuất/xuất khẩu không được gửi bản câu hỏi điều tra có thể tự nguyện đăng ký trả lời bản câu hỏi điều tra hoặc gửi bình luận về vụ việc trong thời hạn 37 ngày kể từ ngày khởi xướng. Bản trả lời bản câu hỏi điều tra cũng như mọi bình luận có liên quan tới cuộc điều tra cần được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Cục Phòng vệ thương mại cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vụ việc, tránh trường hợp không không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không hợp tác, cơ quan điều tra sẽ sử dụng chứng cứ sẵn có bất lợi.

Việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi Việt Nam khiến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm mạnh trong thời gian qua. Theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA ngành sợi Việt Nam xuất khẩu 2/3 sản lượng, phần còn lại được tiêu thụ trong nước.

Không chỉ riêng sợi Polyester bị áp thuế, nhiều mã sợi khác của Việt Nam cũng bị dính kiện tụng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2017, Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tếThổ Nhĩ Kỳ) đã từng ra thông báo số 2017/20 về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá tạm thời với mặt hàng sợi bán sản phẩm (POY) khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lượng xuất khẩu tăng đột biến.

Đến tháng 7/2018, nước này chính thức kết luận  sợi nói trên của Việt Nam sẽ chịu mức thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá là 8% trên giá CIF khi xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Một loạt biện pháp phòng vệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành với một số mặt hàng sợi của Việt Nam đã tác động xấu đến xuất khẩu sợi của nước ta. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 1/3 lượng sợi xuất khẩu của Việt Nam, nhưng thị trường này áp thuế chống bán phá giá đã khiến sợi Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị sụt giảm mạnh.

Năng lực sản xuất sợi của Việt Nam không ngừng tăng lên khi vốn đầu tư FDI và vốn trong nước tăng mạnh trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu của ngành sợi nước ta tính đến cuối năm 2018 đạt gần 4 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2017.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, xuất khẩu sợi có thể tăng trưởng cao hơn nữa nếu như sợi Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường chủ lực Thổ Nhĩ Kỳ. Sợi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ , trong đó, sợi Việt Nam đang bị một số thị trường nhập khẩu chủ lực áp thuế chống bán phá giá, trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi dún polyester và sợi nhân tạo tổng hợp…

Sợi xuất khẩu “dính” kiện chống bán phá giá nhiều thứ 2, chỉ sau mặt hàng thép
Trong 10 năm qua, sợi xuất khẩu là mặt hàng bị kiện nhiều thứ 2, chỉ sau mặt hàng thép, với 11 vụ kiện, trong đó có 7 vụ kiện chống bán phá giá, 1...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư