Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 09 năm 2024,
Sợi Thế Kỷ thận trọng đặt kế hoạch năm 2020
Hồng Phúc - 25/03/2020 11:10
 
CTCP Sợi Thế Kỷ (mã: STK) dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng lần lượt khoảng 14,8% và 9,5% so với kết quả thực hiện năm 2019.

Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Sợi Thế Kỷ (Nguồn: STK).

STT

Chỉ tiêu (tỷ đồng)

Thực hiện 2019

Dự báo 2020

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

1

Doanh thu thuần

2.229

2.558

14,8

2

Lợi nhuận gộp

354,1

399,1

12,7

3

Lợi nhuận trước thuế

252,9

264,4

4,5

4

Lợi nhuận sau thuế

214,4

234,8

9,5


Theo ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ, trong ngắn hạn, về sản phẩm, Công ty sẽ tiếp tục tập trung phát triển sợi tái chế và các loại sợi có tính năng đặc biệt, nâng dần tỷ trọng sợi tái chế lên 50% năm 2021.

Về mặt thị trường, ngoài kỳ vọng duy trì ổn định các thị trường hiện hữu, Sợi Thế Kỷ sẽ tìm kiếm cơ hội ở các thị trường như thị trường Mỹ với mảng sợi dành cho xe hơi.

Trong trung và dài hạn, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và bối cảnh nền kinh tế tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ngờ, Sợi Thế Kỷ định hướng từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ phải gắn kết doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn, từ đó ổn định đơn hàng, giá bán và doanh thu.

Việc nhắm vào phân khúc sản phẩm có chất lượng cao để cung cấp cho các thương hiệu thời trang lớn trên toàn cầu góp phần giúp tăng tỷ trọng sợi tái chế trên doanh thu thuần so với kế hoạch năm. Không những tăng trưởng về lượng (+89,5%) mà còn tăng trưởng về giá trị (+100,6%) so với cùng kỳ. 

Từ đó, tỷ trọng doanh thu sợi tái chế đóng góp trong tổng doanh thu năm 2019 cũng tăng từ 16,2% lên 35% (vượt kế hoạch 26,5%).

Cả năm 2019, Sợi Thế Kỷ có thêm 65 khách hàng mới và tính riêng với sản phẩm sợi tái chế, có 24 khách hàng. 

.
Công suất các nhà máy sợi tại Việt Nam (Nguồn: STK).

Sợi Thế Kỷ phát triển sợi tái chế từ chai nhựa đã qua sử dụng từ năm 2016 cũng như đưa ra nhiều triển vọng về sợi tái chế được tiêu thụ trên thị trường toàn cầu cùng mục tiêu 100% doanh thu Công ty đến từ sợi tái chế vào năm 2025.

Theo báo cáo khảo sát của McKinsey Apparel CPO 2019, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may phải hình thành chiến lược kinh doanh mạnh mẽ bao hàm các yếu tố môi trường và xã hội. 

Chuỗi cung ứng dệt may hiện nay cần bắt nguồn từ khâu nguyên liệu có tính bền vững cao, nói cách khác nguồn nguyên liệu phải có tính thân thiện với môi trường. 

Nhận thức được các vấn đề gây ô nhiễm đến môi trường sống hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường đang không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ.

Đây cũng là động lực chính khiến các nhãn hàng dịch chuyển sang các nhà cung ứng “thân thiện” hơn.

Từ năm 2017, một số các nhãn hiệu lớn trong ngành dệt may toàn cầu đã cam kết đặt mục tiêu sử dụng sợi tái chế ít nhất 25% vào năm 2020. 

Chính nhờ xu hướng tiêu dùng ngày càng chú trọng vào tính bền vững, nhất là nguồn nguyên liệu phải thân thiện với môi trường, do đó, nhu cầu về sợi tái chế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. 

Cụ thể năm 2018, các nhãn hiệu này đã tăng tỷ trọng mục tiêu lên 36%, số lượng các nhãn hàng cam kết cũng tăng từ 48 lên 62 nhãn hàng.

.

Lộ trình cam kết sử dụng nguyên liệu tái chế của các nhãn hàng thời trang.


Không những nhu cầu về nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường tăng lên, mà chuỗi cung ứng của ngành còn phải mang tính bền vững từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng, tức là phải đảm bảo đạt yêu cầu về 3 yếu tố môi trường – lao động – xã hội. 

Traceable (Có thể theo dõi được) và Transparent (Minh bạch) là những yếu tố người tiêu dùng hiện nay quan tâm.

Vì vậy, doanh nghiệp dù ở công đoạn nào cũng cần có mối liên hệ chặt chẽ với các công đoạn khác trong chuỗi giá trị, nhất là khi các hiệp định thương mại đa phương được thiết lập ngày càng nhiều.

Ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ dự đoán, nếu trong tương lai gần, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu dệt may có thể tiếp tục đến từ việc dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. 

Thêm vào đó, có thể đến từ các thị trường khác như Canada và Australia để hưởng lợitừ hiệp định thương mại CPTPP cũng như Hiệp định EVFTA vẫn đang trong lộ trình phê duyệt và hứa hẹn sẽ là cú hích lớn cho ngành dệt may, góp phần tăng trưởng cho xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Theo kế hoạch năm 2020, tỷ trọng sợi tái chế trên doanh thu Sợi Thế Kỷ dự kiến đạt được khoảng 50%; đơn giá bán bình quân dự kiến tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý dự kiến tăng lần lượt 1,5%, 28% và 22% so với thực hiện năm 2019.

Sợi Thế Kỷ ghi nhận doanh thu thuần năm 2019 đạt 2.229 tỷ đồng, giảm 7,4% so với năm 2018 do cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sợi có độ nhuyễn cao, sợi có tính năng đặc biệt, nên sản lượng giảm và kéo theo doanh thu giảm.

Cùng với đó, Trung Quốc bán phá giá do diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ảnh hưởng đến mặt hàng sợi nguyên sinh (Virgin yarn) khiến giá bán và sản lượng tiêu thụ giảm xuống.

Dù doanh thu thuần giảm nhẹ nhưng nhờ chủ động chuyển dịch cơ cấu sản phẩm có giá trị tăng cao, nâng tỷ trọng sợi tái chế giúp lợi nhuận gộp năm 2019 của Sợi Thế Kỷ đạt 354,1 tỷ đồng (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018).

Biên lợi nhuận gộp cũng đã cải thiện từ mức 13,9% năm 2018 lên 15,9% năm 2019.
Sợi Thế Kỷ đẩy mạnh sản xuất sợi giá trị gia tăng, thành lập Liên minh dệt may sợi
Nhóm sản phẩm sợi giá trị gia tăng (sợi màu, sợi tái chế,...) dự kiến đóng góp trên 50% trên tổng sản phẩm CTCP Sợi Thế Kỷ (mã: STK) đến 2021....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư