-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế
Trong Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei. |
Bởi lẽ, sau rất nhiều nỗ lực, quyết tâm cải cách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các phiên bản của Nghị quyết 19/NQ-CP những năm trước và Nghị quyết 02/2019/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, thứ hạng của Việt Nam trong ASEAN chưa được cải thiện.
Trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 4.0 năm 2019 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, cho dù Việt Nam đạt được bước thăng hạng lớn nhất toàn cầu, với 10 bậc, từ 77 lên 67/141, nhưng trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5, sau Singapore (thứ 1), Thái Lan (thứ 27), Indonesia (thứ 50) và Philippines (thứ 64).
Trong Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Thách thức càng lớn hơn khi trong hai năm qua, Việt Nam mỗi năm giảm 1 bậc trên Bảng xếp hạng của WB, còn Malaysia tăng 12 bậc; Thái Lan tăng 20 bậc trong năm 2017, 6 bậc trong năm 2019; Indonesia tăng 42 trong giai đoạn 2014 - 2017; Philippines tăng tới 29 bậc trong năm nay...
Trong bối cảnh này, cách duy nhất để đạt được mục tiêu lọt vào nhóm nước ASEAN 4 là cải cách nhanh, mạnh mẽ và thực chất hơn. Vì chỉ khi các cải cách được ghi nhận bởi cộng đồng doanh nghiệp thì mới tạo nên những điểm số trên các bảng xếp hạng.
Nhưng đây là công việc khó và có vẻ ngày càng khó tạo nên những bứt phá mạnh mẽ. Hơn thế, đang có nhiều lo ngại về sự tới hạn của những cải cách, nếu như không có thay đổi thực sự về tư duy và cách làm mới.
Nhìn lại các phiên bản của Nghị quyết 19/NQ-CP cũng như nội dung của Nghị quyết 02/2019/NQ-CP, các đầu việc với mục tiêu rõ ràng về thứ hạng đều được xác định rất rõ.
Ví dụ, Nghị quyết 02/2019/NQ-CP đặt mục tiêu nâng Xếp hạng Môi trường kinh doanh của WB năm 2019 tăng 5 - 7 bậc; Nâng xếp hạng GCI 4.0 tăng 3-5 bậc trong năm 2019, 15-20 bậc đến năm 2021... Đi kèm với đó, các bộ, ngành được phân giao trách nhiệm với từng chỉ tiêu cụ thể.
Phải thẳng thắn, những nỗ lực cải cách nổi bật như cắt giảm, đơn giản hoá ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm,…); chú trọng cải thiện các quy định, thủ tục nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh chính phủ điện tử và giao dịch không dùng tiền mặt; cải cách thanh, kiểm tra doanh nghiệp; giảm chi phí doanh nghiệp; từng bước tạo lập thể chế chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo;… đã tạo nên bước bứt phá ngoạn mục của Việt Nam trên Bảng xếp hạng GCI 4.0 năm 2019, gấp đôi mục tiêu Nghị quyết 02/2019/NQ-CP đặt ra.
Nhưng, trong số các chỉ số tăng bậc nhiều trong GCI 4.0 của Việt Nam, thứ hạng vẫn ở mức dưới trung bình so với 141 nền kinh tế được xếp hạng, như thể chế (xếp hạng 89); cơ sở hạ tầng (77); y tế (71); kỹ năng (93); thị trường sản phẩm (79); thị trường lao động (83); mức độ năng động trong kinh doanh (89) và năng lực đổi mới sáng tạo (76)... Đáng nói là ở đây có gần như đủ cả các nội dung trọng tâm trong cải cách của Việt Nam.
Nếu nhìn thêm vào các chỉ số giảm điểm của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh theo đánh giá của WB, như đăng ký tài sản (giảm 4 bậc); bảo vệ nhà đầu tư (giảm 8 bậc); giao dịch thương mại qua biên giới (giảm 4 bậc); và giải quyết tranh chấp (giảm 6 bậc)..., thách thức cải cách ở các cấp thực thi vẫn còn rất lớn. Đặc biệt, những chỉ số như giao dịch thương mại qua biên giới, đăng ký tài sản nhiều năm rồi không có cải thiện được ghi nhận.
Rõ ràng, Việt Nam sẽ không thể thực sự là một nền kinh tế cạnh tranh được về môi trường kinh doanh, về năng lực cạnh tranh nếu không duy trì được tốc độ cải cách, không đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng kinh doanh về những thay đổi thực chất trong môi trường kinh doanh.
Đây là lúc mọi thách thức, khó khăn và cả trách nhiệm phải được nhận diện rõ.
-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?