-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Eric Robertson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược gia trưởng của Standard Chartered cho biết, các thị trường tài chính nhiều khả năng tiếp tục chứng kiến các biến động khó lường năm 2023, ngay cả khi thị trường đang chuyển động theo hướng tích cực.
Trong đó, có một số yếu tố hiện chưa được phản ánh hết vào diễn biến giá, hoặc đang bị giới đầu tư xem nhẹ.
Giá dầu lao dốc
Giá dầu đã theo xu hướng tăng trong nửa đầu năm 2022 sau khi xung đột Nga – Ukraine diễn ra và duy trì tình trạng bất ổn cho tới cuối năm. Trong giai đoạn từ 14/6/2022 – 28/11/2022, giá dầu đã giảm 35%.
Hiện tại, đà giảm của giá dầu được “ngăn chặn” bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh tiến hành cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, Trung Quốc chưa khôi phục các hoạt động kinh tế, theo đuổi chính sách zero Covid-19 khiến nhu cầu đi xuống.
Tuy nhiên, theo Standard Chartered, nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái nghiêm trọng hơn dự đoán, bao gồm việc Trung Quốc chưa thể hồi phục nhanh chóng sau khi mở cửa nền kinh tế, nhất là khi số lượng ca nhiễm bệnh tăng nhanh. Khi đó, nhu cầu đối với thị trường dầu mỏ sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2023.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là một yếu tố rất khó đoán định khác. Tuy nhiên, với việc giá dầu đi xuống và các lệnh trừng phạt mới được áp dụng, nguồn thu từ dầu mỏ của Nga sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Một khi cuộc xung đột có diễn biến mới theo xu hướng đàm phán hoà bình, đây sẽ là yếu tố tạo nên bước ngoặt với giá dầu.
Trong trường hợp đó, giá dầu thô Brent loại tiêu chuẩn trên thị trường toàn cầu có thể giảm từ mức 79 USD/thùng hiện nay xuống chỉ còn 40 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đỉnh đạt được vào thời điểm đại dịch diễn ra.
Fed hạ lãi suất 200 điểm cơ bản
Chủ đề của năm 2022 là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát, sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế
Với động thái mạnh tay, Fed đã nâng lãi suất từ mức 0,25% - 0,5%/năm vào đầu năm 2022 lên mức 3,75% - 4% tính tới cuối tháng 11/2022, và nhiều khả năng sẽ có thêm một lần nâng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 12/2022. Các thành viên thị trường dự báo, lãi suất có thể đạt đỉnh khoảng 5%/năm.
Tuy nhiên, theo chiến lược gia tại Standard Chartered, nhiều khả năng Fed đang “đánh giá thấp” những tổn thất của nền kinh tế trong môi trường lãi suất cao. Nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái sâu trong nửa đầu năm 2023, Fed có thể phải hạ lãi suất khoảng 200 điểm cơ bản. Đây chính là yếu tố đầy bất ngờ có thể xảy ra trong năm tới.
“Ủy ban Thị trường Mở (FOMC – cơ quan hoạch định chính sách của Fed) cũng đã đưa ra thông điệp cho thấy sẽ có sự chuyển hưởng từ giữ chính sách tiền tệ thắt chặt trong một giai đoạn sang đẩy mạnh cung cấp thanh khoản nhằm tránh hạ cánh cứng”, Eric Robertson cho biết.
Cổ phiếu công nghệ giảm sâu hơn nữa
2022 không phải năm dễ chịu của nhóm cổ phiếu công nghệ, nhưng 2023 có thể “khốc liệt” hơn nữa.
Tính tới cuối phiên giao dịch ngày 7/12/2022, chỉ số Nasdaq 100 (bao gồm các cổ phiếu công nghệ) đã giảm hơn 29% so với đầu năm, ngay cả khi tăng 15% trong giai đoạn từ 13/10/2022 tới 1/12/2022 nhờ các thông tin tích cực.
Sang năm 2023, theo Standard Chartered, chỉ số Nasdaq 100 có thể giảm thêm 50%, xuống 6.000 điểm.
“Lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục chịu tổn thương năm 2023, chủ yếu bởi nhu cầu phần cứng, phần mềm đi xuống. Trong khi đó, các chi phí tài chính gia tăng, thanh khoản bị thắt chặt, dẫn tới nguồn cung vốn cho các công ty công nghệ tư nhân ngày càng hạn hẹp”, Eric Robertson cho biết.
Thế hệ các công ty công nghệ tiếp theo cũng có thể chứng kiến làn sóng phá sản năm 2023. Cùng với đó, tỷ trọng của các công ty công nghệ thuộc chỉ số S&P 500 có thể giảm từ mức 29,5% hiện nay xuống 20% tính tới cuối năm 2023.
“Nhóm công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số thị trường chung. Theo đó, sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ có thể dẫn tới đà lao dốc của thị trường chứng khoán toàn cầu”, chiến lược gia của Standard Chartered chia sẻ.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024