
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Giao diện trang chủ Top Mốt |
Trang DealStreetAsia dẫn thông báo từ startup cho hay, trong số các nhà đầu tư và cố vấn lần này có Phong Nguyễn - đồng sáng lập viên của trang thương mại điện tử Gilt Groupe (Mỹ). Gilt Groupe đã được bán cho chuỗi cửa hàng bán lẻ Hudson's Bay (Canada) với giá 250 triệu USD vào tháng 1 vừa qua.
Top Mốt được thành lập bởi Erik Jonsson - cựu giám đốc điều hành của Zalora Việt Nam (gần đây được bán cho Central Group của Thái Lan với giá 10 triệu USD). Ông cũng từng là phó giám đốc điều hành trang thương mại điện tử Adayroi của tập đoàn Vingroup.
Startup thời trang và làm đẹp này bắt đầu được ra mắt vào tháng 12/2015. Đây cũng là trang đầu tiên đi theo mô hình kinh doanh flash sale - kết nối những nhà cung cấp muốn giải phóng hàng tồn kho hoặc xả hàng cuối mùa với những người có nhu cầu mua sắm hàng giảm giá.
Top Mốt thực hiện 40 chiến dịch khuyến mãi mỗi tuần, bắt đầu từ 10 giờ sáng hàng ngày với thời gian giảm giá tối đa 5 ngày. Các sản phẩm trên Top Mốt bao gồm cả những thương hiệu lớn như Converse, Shiseido, Puma cho tới những thương hiệu Việt phổ biến như Bitis... Phần lớn các mặt hàng đều được bán hết chỉ sau vài giờ.
Startup này cho biết, kể từ khi ra mắt năm ngoái, lưu lượng người dùng trên điện thoại đã tăng 70% mỗi tháng. Với việc gọi được vốn lần này, Top Mốt sẽ có nguồn lực để phát triển ứng dụng trên iOS nhằm mở rộng hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM.
Bên cạnh đó, ông Jonsson cũng cho biết, người dân ở các thành phố như Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hải Phòng cũng truy cập vào trang web của Top Mốt lúc giảm giá. "Khách hàng ở các thành phố này thường 'nhảy vào' tìm kiếm cơ hội mua hàng giá rẻ", ông nói.
Với việc nhắm đến khách hàng ở những thành phố không được tiếp xúc nhiều với các dịch vụ trực tuyến, Top Mốt cho thấy rằng có rất nhiều cơ hội thương mại điện tử để khai thác tại Việt Nam, bất chấp dịch vụ hậu cần còn hạn chế và thói quen dùng tiền mặt của người dân.
Jonsson nhận xét: "Ngày càng có ít chỗ đứng cho các mô hình kinh doanh bắt chước nhau, một khi thị trường lớn dần và mức độ cạnh tranh tăng cao. Trừ khi bạn giải quyết được một vấn đề cụ thể hay mang lại giá trị riêng biệt cho khách hàng, việc tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận về dài hạn là rất khó, nhất là khi gặp các đối thủ có nguồn vốn dồi dào hơn. Thương mại điện tử Việt Nam không phải là cuộc chạy đua nước rút mà là đua marathon, và chúng tôi cần phải có kỷ luật và tập trung trên từng bước đi".

-
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower