
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
![]() |
Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
Cụ thể, Nghị định số 112/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại.
Theo quy định mới, công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi hồ sơ đề nghị thành lập qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (theo quy định cũ, hồ sơ đề nghị thành lập gửi về Bộ Tư pháp).
Hồ sơ đề nghị thành lập gồm 01 bộ:
a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành kèm danh sách sáng lập viên;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
c) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm: Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại. Người đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại nhận kết quả tại Sở Tư pháp nơi mình nộp hồ sơ. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Cấp lại Giấy phép trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Nghị định số 112/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.
Theo Nghị định số 112/2025/NĐ-CP, trường hợp Giấy phép thành lập bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác thì Trung tâm hòa giải thương mại gửi đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở hoặc trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia để được cấp lại.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại.
Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác thì Trung tâm, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại gửi đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm, chi nhánh đăng ký hoạt động hoặc trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia để được cấp lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.
Thay đổi thủ tục cấp phép văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Ngoài ra, Nghị định số 112/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hồ sơ gồm 01 bộ:
a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản chính hoặc bản sao điện tử bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
d) Bản chính hoặc bản sao điện tử Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện.
Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài. Người đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài nhận kết quả tại Sở Tư pháp nơi mình nộp hồ sơ. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung