
-
Cơ hội cho du lịch trước “sóng gió” thuế quan toàn cầu
-
Hà Nội hướng tới xây dựng hệ sinh thái du lịch Halal toàn diện
-
Du lịch Tuần Châu tạo sức bật từ kết nối thực chất
-
Hà Nội công nhận điểm du lịch Thụy Lâm
-
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Di sản chạm đến trái tim du khách -
Du lịch đảo Tuần Châu đổi mới, hấp dẫn doanh nghiệp lữ hành
![]() |
Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động do không có khách du lịch |
Giảm 80% mức ký quỹ
Vậy là đề xuất giảm mức ký quỹ của các doanh nghiệp du lịch đã vào Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Trong bản dự thảo đang được lấy ý kiến doanh nghiệp, mức giảm là 80% ở tất cả dịch vụ lữ hành (nội địa, quốc tế), với thời gian áp dụng là 2 năm.
Theo tính toán của Tổng cục Du lịch, đơn vị chủ trì soạn thảo Dự thảo, sau 2 năm nữa, hoạt động du lịch quốc tế sẽ khôi phục khi việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đã được triển khai rộng rãi. Vì vậy, việc giảm mức ký quỹ trong 2 năm là vừa đủ để giúp doanh nghiệp tạo dòng tiền vào, hỗ trợ khó khăn, duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động.
Chia sẻ quan điểm này, trong văn bản góp ý, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc sửa đổi các quy định nhằm giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Đề nghị này dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành và các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, đây không phải là tất cả sự chờ đợi của doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn cách ngừng hoạt động.
Tổng cục Du lịch cũng đã nắm được tình hình này. Theo Tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP, số lượng doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép. Chỉ còn khoảng 2.200 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc, nhưng trong đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động do không có khách du lịch.
Đang có hai câu hỏi được đặt ra: Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh này có thể rút khoản tiền ký quỹ trong thời hạn tạm ngừng hay không? Và các doanh nghiệp đã ký quỹ, đang hoạt động có thể được hưởng ngay mức giảm này không? Nếu câu trả lời là không, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn của Dự thảo sẽ không rõ.
Doanh nghiệp nào được hưởng?
Theo Dự thảo, mức giảm trên sẽ được áp dụng từ ngày ký ban hành Dự thảo đến ngày 31/12/2023. Như vậy, có thể hiểu, các doanh nghiệp đã nộp ký quỹ sẽ không được hưởng mức giảm này.
Trong Dự thảo, đối tượng doanh nghiệp tạm ngừng cũng không được tính tới, nghĩa là cơ hội để được tạm rút khoản tiền đã ký quỹ như các doanh nghiệp mong muốn là không có. Theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP, mức tiền ký quỹ phải được duy trì suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động, với mức tiền từ 100 đến 500 triệu đồng tùy dịch vụ.
Đây là điều mà VCCI cho rằng, Tổng cục Du lịch cần phải để tâm. Với các doanh nghiệp đang rất khó khăn, việc được rút số tiền ký quỹ sẽ giúp họ giảm phần nào gánh nặng tài chính trong lúc chờ đợi thị trường trở lại. “Điều quan trọng là các doanh nghiệp này không muốn chấm dứt hoạt động và bị thu hồi giấy phép”, VCCI lý giải cho đề nghị bổ sung đối tượng điều chỉnh của Dự thảo.
Tất nhiên, để thuận lợi cho việc thực thi, sẽ cần một quy định trình tự, thủ tục để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thực hiện. Trong văn bản gửi Tổng cục Du lịch, VCCI đề xuất phương án doanh nghiệp gửi thông báo tới cơ quan cấp phép về việc tạm ngừng kinh doanh, cơ quan cấp phép sẽ cấp văn bản xác nhận việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, văn bản này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại. Thông tin tạm ngừng kinh doanh sẽ được công khai trên website của cơ quan cấp phép và của doanh nghiệp. Khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp đủ tiền ký quỹ, chứng minh đã nộp đủ tiền ký quỹ theo quy định và thực hiện hoạt động kinh doanh.
Theo VCCI, việc thiết kế quy định về tạm ngừng kinh doanh vừa cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong thời gian không hoạt động, vừa không phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép khi quay trở lại hoạt động, cơ quan nhà nước cũng có thể kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc công khai thông tin doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Đặc biệt, với doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, VCCI đề nghị việc hạ mức tiền ký quỹ áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Tất nhiên, nếu bổ sung nội dung này, thì Dự thảo phải tính tới việc nộp bổ sung tiền ký quỹ sau khi hết thời hạn có hiệu lực của Nghị định sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng.
Nguồn: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 168/2017/NĐ-CP

-
Du lịch đảo Tuần Châu đổi mới, hấp dẫn doanh nghiệp lữ hành -
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Di sản chạm đến trái tim du khách -
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30% sau quý I/2025 -
Gần 95.000 khách tham quan, mua sắm tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025 -
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội thu hút hơn 3 vạn lượt khách -
Lễ hội Tràng An 2025 - Di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi -
Thái Nguyên chuyển mình thành điểm đến du lịch MICE
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
Gene Solutions và Grab Việt Nam hợp tác ra mắt chương trình “Đặc quyền VIP từ triSure NIPT và Grab4Mom”