-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung
Đại biểu Đinh Ngọc Minh phát biểu tại hội trường. |
"Đất đai là sở hữu toàn dân thì phần chênh lệch địa tô có phân phối cho toàn dân hay không, hướng điều tiết như thế nào cũng chưa thấy", đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế đặt câu hỏi tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo), sáng 7/4.
Trước khi góp ý vào một số vấn đề cụ thể, đại biểu Minh đặt câu hỏi: hiện 70% khiếu kiện liên quan tới đất đai, vậy sửa luật lần này cơ quan soạn thảo đánh giá tác động xem giảm khiếu kiện này như thế nào khi triển khai luật?
Đặt câu hỏi này, bởi theo ông Minh, một số điều tại Dự thảo quy định khác nhau, thực thi sẽ khác nhau và làm tăng nguy cơ khiếu kiện. Chẳng hạn, Điều 10 phân ra rất nhiều loại đất, nhưng Điều 117 chỉ có một số ít phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
Nêu thực tế, hiện nay, Trung Quốc đang có 80 triệu ngôi nhà chưa được bán, chưa kể bán, nhưng chưa được ở, đại biểu Minh đề nghị có đánh giá xem nước ta có bao nhiêu ngôi nhà chưa được bán, chưa được ở, nhằm tránh hệ quả tăng trưởng vào bất động sản.
Sửa luật lần này có giảm được đầu cơ bất động sản, bóng bóng bất động sản để tạo nguồn lực cho sản xuất hay không?, ông Minh tiếp tục nêu câu hỏi.
Vấn đề tiếp theo, ông Minh đề cập là, chênh lệch về lợi tức từ việc chuyển các loại đất không phải đất ở sang đất ở rất lớn, nhất là khu vực đô thị, có nơi chênh lệch hàng chục triệu đồng một mét vuông.
"Phần lợi tức này chủ yếu do doanh nghiệp bất động sản đang được hưởng. Nó cũng trả lời cho câu hỏi hầu hết các "đại gia" của ta đều kinh doanh bất động sản và nhà thầu. Sửa luật lần này, có phân phối phần lợi tức đó, cho toàn dân theo hiến pháp hay không. Đất đai là sở hữu toàn dân thì có thu lại cái địa tô này không để phân phối cho toàn dân và hướng điều tiết như thế nào cũng chưa thấy trong Dự thảo", ông Minh băn khoăn.
Nhấn mạnh đất là tư liệu sản xuất đặc biệt của quốc gia, ông Minh đặt vấn đề sửa đổi luật lần này có tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai sản xuất nhằm tận dụng cơ hội ngàn năm của đất nước về dân số vàng, địa điểm vàng, thời cơ vàng cho các "đại bàng" cũng như chim sẻ về làm tổ hay không.
Theo đại biểu, hiện nay, đất cho sản xuất, kinh doanh vẫn quy định 1 quy trình như đất ở bao gồm quy hoạch, chuyển đổi, giấy phép... mất rất nhiều thời gian và tiền bạc doanh nghiệp mới để có đất sản xuất.
Ông Minh đề nghị quy định 1 điều riêng về đất chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh theo hướng linh hoạt, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là quy định về tài chính đất đai, giá đất…
Nhận xét xác định chính xác được giá đất sát với giá trị trường là vấn đề hết sức phức tạp do bản thân yếu tố thị trường luôn biến động, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) băn khoăn nếu Dự thảo coi “Giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công chứng, chứng thực” là một trong những thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương pháp định giá đất thì khó có thể có thông tin đầu vào chính xác, đảm bảo nguyên tắc là xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Bà Yên nêu, thực tế cho thấy, giá đất ghi trên các hợp đồng chuyển nhượng, kể cả công chứng thường bằng và thấp hơn giá trị bảng giá đất được ban hành.
Từ đó, đại biểu đề nghị nên coi “Kết quả xác định giá đất do tổ chức tư vấn định giá đất thực hiện là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giá đất cũng là một trong những thông tin đầu vào của việc xác định giá đất".
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) đề nghị cần tách bạch rõ ràng việc thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh, phục vụ an sinh xã hội, công cộng với thu hồi đất các dự án thương mại, khu đô thị mới.
Những dự án khu đô thị, nhà ở thương mại là dành cho những nhà đầu tư kinh doanh nên họ phải có sự thoả thuận với người dân, nhà nước không nên thu hồi đất vì dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở, ông Hoà phát biểu.
-
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo