-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp -
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước
Đại biểu Đinh Ngọc Minh phát biểu tại phiên thảo luận. |
Sửa Luật Điện lực lần này có chống được độc quyền hay không, Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại đầu tư cho các ngành kinh tế khác thế nào?
Câu hỏi này được đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế nêu khi thảo luận về Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, ngày 29/8.
Dự thảo quy định xoá bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư, khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Khoản 5 điều 5 Dự thảo quy định Nhà nước độc quyền trong các hoạt động điều độ hệ thống điện quốc gia; đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân, các dự án nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên và vận hành các công trình này sau khi hoàn thành dự án đầu tư xây dựng; vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.
Vẫn theo khoản này, Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các dự án thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên và giao doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thành viên do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án này.
Đặt câu hỏi như trên, ông Minh lấy ví dụ, ngành viễn thông đã bỏ độc quyền “rất xuất sắc”. “Cách đây mấy chục năm, gọi một cuộc điện thoại mất mấy ngàn đồng. Một tháng lương dùng điện thoại cũng hết. Còn hiện giờ chúng ta dùng rất thoải mái, rất tốt”, ông Minh nói.
Theo đại biểu Minh, Dự thảo quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, nhưng chưa nêu cụ thể ở cấp độ nào. “Đến khi nào hết độc quyền, đến khi nào người dân ít phép tắc hơn, tham gia vào thị trường nhiều hơn, và mọi thứ phải minh bạch”, ông Minh đặt vấn đề.
Tại báo cáo thẩm tra, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng cần rà soát và làm rõ về những chính sách được quy định tại Điều 5 dự thảo Luật để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động các nhà đầu tư và quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
Cụ thể là Nhà nước không nên độc quyền toàn bộ phần truyền tải mà chỉ nên độc quyền phần truyền tải cao áp và siêu cao áp (từ trên 35 KV trở lên).
Giải trình, Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, Điều 5 dự thảo luật đã quy đinh rõ Nhà nước sẽ độc quyền ở khía cạnh nào, khâu nào trong phát triển điện lực. Ông Hoài nêu rõ, Nhà nước sẽ chủ yếu độc quyền trong điều độ hệ thống điện. Còn trong đầu tư, Nhà nước độc quyền với các dự án đa mục tiêu, công trình quan trọng, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia, như các nhà máy thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Về độc quyền trong truyền tải điện, ông Hoài cho hay Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 35 kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên kết sẽ thực hiện xã hội hóa. Để đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, một số lĩnh vực xương sống sẽ phải độc quyền Nhà nước, còn các lĩnh vực khác sẽ xã hội hóa.
“Giảm độc quyền tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng theo định hướng của Đảng và Nhà nước”, theo lời Thứ trưởng Trương Thanh Hoài.
Đại diện cơ quan soạn thảo cũng nói thêm, thực tế nguồn điện EVN chỉ còn 38% trong tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Việt Nam đang từng bước hình thành các thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo công khai, minh bạch. Từ đầu tháng 8, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chuyển từ EVN về Bộ Công thương. Do đó, EVN và các tập đoàn tham gia thị trường điện như một chủ thể thông thường.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát quy định Nhà nước độc quyền đầu tư các dự án nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, do cho rằng phạm vi quá rộng, sẽ làm hạn chế cơ hội huy động nguồn lực xã hội để phát triển điện lực.
Về thời điểm thông qua, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV).
Thường trực Ủy ban thẩm tra và một số Ủy ban của Quốc hội thấy rằng, nếu trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 8 thì thời gian tương đối gấp, phạm vi nội dung sửa đổi tổng thể, gồm 6 nhóm chính sách lớn, nhạy cảm, tác động trực tiếp, toàn diện đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường điện và giá điện; bảo đảm an toàn quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ điện.
Do đó, đề nghị thông qua Luật tại 2 kỳ họp, theo đó sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (5/2025) để có đủ thời gian dành cho việc nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm chất lượng, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.
-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp
-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh