
-
Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
-
Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để năm 2025 tăng trưởng 8%
-
Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất tại Đà Nẵng
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ -
Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025
![]() |
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. |
Các vi phạm về xây dựng gây ô nhiễm môi trường, đình chỉ hoạt động có thời hạn là một hình thức xử phạt chính danh, hợp lý, vậy tại sao hình thức xử phạt này không được ưu tiên áp dụng mà phải áp dụng biện pháp khác vốn dĩ không có tính chính đáng?
Câu hỏi trên được đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đặt ra trong phiên thảo luận sáng 27/11 của Quốc hội về Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo).
Điểm b khoản 2 Điều 34 Dự thảo đề xuất cho phép chính quyền áp dụng biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình sai phép, quán bar, karaoke vi phạm phòng cháy như biện pháp ngăn chặn đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đại biểu Thạch Phước Bình nói, năm 2020, Quốc hội ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định cắt điện, nước là một biện pháp cưỡng chế hành chính, mặc dù rất nhiều bộ, ngành, cơ quan đề xuất bổ sung biện pháp này.
“Luật Xử lý vi phạm hành chính không thừa nhận biện pháp bởi sẽ gây ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân, việc này cũng ảnh hưởng đến đời sống của người không vi phạm hành chính. Ví dụ cắt điện, nước tại nhà chung cư, trong khi chủ thể vi phạm là chủ đầu tư, người dân lại có lợi ích liên quan. Bên cạnh đó, biện pháp cắt điện, nước không phải là một biện pháp mang tính nhân văn vì rất dễ ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của con người’, ông Bình nêu quan điểm.
Vị đại biểu Trà Vinh phân tích, theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Các biện pháp đó có thể bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tới nơi làm việc, trang bị phương tiện, kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật. Việc trang bị buồng tắm, buồng vệ sinh cho người lao động không thể nào thoát ly khỏi việc sử dụng điện, nước.
Do đó, vì lý do cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường mà cắt điện, cắt nước thì vô hình chung để người lao động ra khỏi sự bảo đảm của các biện pháp duy trì an toàn vệ sinh lao động.
Ông Bình lập luận, nếu cho rằng cắt điện, nước thì đương nhiên cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ bị đình chỉ luôn hoạt động thì tại sao không áp dụng trực tiếp hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn mà phải áp dụng thông qua biện pháp cắt điện, nước.
Ngoài ra, theo thiên hướng tìm kiếm lợi nhuận, nếu áp dụng biện pháp cắt điện, nước tại một bộ phận khu nhà xưởng nhất định của cơ sở sản xuất kinh doanh thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng người sử dụng lao động dồn người lao động vào một khu nhà xưởng không bị cắt điện, nước, lúc này tình trạng ô nhiễm môi trường nếu có lại có thể tiếp diễn. Trường hợp cắt điện nước toàn bộ cơ sở lại có thể phát sinh tình trạng cơ sở sản xuất kinh doanh câu điện lậu, câu điện trái phép, nguy cơ cháy nổ lại hiện hữu.
Với những phân tích nêu trên, vị đại biểu Trà Vinh cho rằng, thừa nhận biện pháp cắt điện, nước là đang sử dụng biện pháp phi trật tự để duy trì trật tự.
Tranh luận, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nói, biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại một số điểm vi phạm chỉ áp dụng cho một số lĩnh vực thôi chứ không phải tất cả. Và chỉ áp dụng cho những nơi đã bị lập biên bản hoặc xử phạt rồi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm mà không chịu khắc phục.
Tuy nhiên, ông Tám cũng cho rằng, việc này mà áp dụng cho cả nước thì có lẽ là chưa phù hợp.
Song, xuất phát từ vị trí, vai trò của thủ đô, đó là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia và trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, tập trung một lượng rất lớn cư dân ở đây cũng như là khách du lịch, cho nên yêu cầu về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, trong đó có bảo đảm an ninh sức khỏe, tài sản, tính mạng con người đặt ra yêu cầu rất cao…
“Luật đang quy định đặc thù cho thủ đô, nên việc quy định các biện pháp ngăn chặn tại điểm b khoản 2 Điều 34 tôi cho là phù hợp. Vấn đề ở đây là khi áp dụng biện pháp này thì chú ý không được làm ảnh hưởng đến các cư dân xung quanh những khu vực này để đảm bảo quyền và lợi ích cho họ”, ông Tám phát biểu.
Phát biểu giải trình, về quy định nói trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận “vấn đề này khác với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành và vượt luật, tương đối đặc thù”.
Ông Long cho hay, Dự thảo đang thiết kế đây là biện pháp ngăn chặn, không phải là biện pháp xử lý.
Hai là, khu trú các địa điểm, tức là tại công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm và cũng khu trú tương đối kỹ lĩnh vực đấy là đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.
“Trên thực tế, trong giai đoạn 2008-2018 thực hiện Nghị định 180 có áp dụng một số biện pháp ngăn chặn. Theo như tổng kết của Hà Nội, những biện pháp quy định ở trong nghị định này phát huy tác dụng, hiệu quả. Ý kiến băn khoăn của các đại biểu chúng tôi hoàn toàn chia sẻ. Theo đề nghị của thành phố Hà Nội, trường hợp Quốc hội tiếp tục cho phép, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện đảm bảo quy trình, điều kiện, thẩm quyền và người áp dụng chặt chẽ, để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân, tổ chức có liên quan”, ông Long báo cáo.
-
Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
-
Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để năm 2025 tăng trưởng 8%
-
Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất tại Đà Nẵng
-
Khoảng 600 đại biểu quốc tế sẽ tới Hà Nội dự Hội nghị P4G -
Tìm thêm bệ đỡ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ -
Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025 -
Tổng Bí thư chủ trì quy trình giới thiệu bổ sung quy hoạch Trung ương khoá XIV -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60 - 70% số xã -
Huyện Xuân Trường (Nam Định) đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.