
-
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công
-
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
-
Hải Dương: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
-
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên
-
Vốn FDI đổ vào TP.HCM tăng vọt so với cùng kỳ -
Green i - Park khởi công Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Noong Luông Retreat
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương (Ảnh: VGP) |
Trao đổi với phóng viên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 2/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, sau 1 tháng triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và dự toán ngân sách, bước đầu, chúng ta tập trung vào công tác chuẩn bị, giao kế hoạch, giao chỉ tiêu, giao dự toán, cùng các công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án để sẵn sàng tăng tốc phấn đấu thúc đẩy tất cả các mặt sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công... ở mức độ tốt nhất có thể.
Đứng trước các dự báo năm 2023, thách thức, khó khăn nhiều hơn cơ hội, Chính phủ xác định công tác chỉ đạo điều hành, giám sát, triển khai thực hiện cần phải đồng bộ để giải ngân được hết kế hoạch vốn đầu tư công năm nay là hơn 700 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng đầu năm, công tác điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện ngay được phương châm mà Nghị quyết 01 đã đề ra, đó là tính quyết liệt, sâu sát của Thủ tướng Chính phủ.
Trong những ngày đầu năm mới, Thủ tướng đã đi thị sát và chỉ đạo tiến độ các dự án lớn như đường cao tốc, sân bay lớn của đất nước. Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị số 03 để yêu cầu các bộ ngành và địa phương khẩn trương bắt tay vào việc ngay lập tức, triển khai ngay các mục tiêu và giải pháp năm 2023 từ những ngày đầu của năm mới.
Các bộ ngành và địa phương cũng đã có chương trình hành động của mình, trong đó nội dung đầu tư công là nội dung lớn để tập trung thực hiện.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, sức ép trong công tác chuẩn bị dự án năm 2023 bao gồm việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án sẽ giảm bớt so với năm 2022. "Đây là điều kiện tốt để chúng ta bước vào thi công, giải ngân ngay trong những tháng đầu năm", Thứ trưởng Phương khẳng định.
Thứ trưởng lưu ý, để công tác giải ngân đạt được hiệu quả thì vai trò của người lãnh đạo, người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương phải được tăng cường. Đặc biệt, cần quan tâm đến công tác giám sát. Đồng thời lưu ý những khó khăn, thách thức để có giải pháp kịp thời.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng lắng nghe các kiến nghị của các bộ, ngành và địa phương liên quan đến các khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công để cùng tháo gỡ ngay từ những tháng đầu năm với mong muốn công tác này đạt kết quả cao", ông Phương khẳng định.

-
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên -
Vốn FDI đổ vào TP.HCM tăng vọt so với cùng kỳ -
Green i - Park khởi công Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Noong Luông Retreat -
Ninh Bình khởi công nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô gần 1.400 tỷ đồng -
TP. Đông Hà bắt đầu cải tạo giao thông khu thu nhập thấp -
Bộ Xây dựng đã giải ngân 13.201 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt khoảng 15,88% kế hoạch năm 2025 -
Xây dựng tầm nhìn 100 năm cho vùng TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược