Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
SUDICO bán toàn bộ cổ phiếu tại Sông Đà 19
Quang Hưng - 09/03/2015 14:54
 
Từ ngày 10/3/2015 đến ngày 10/4/2015, Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) thông báo bán toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Sông Đà 19 (SJM).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sudico vẫn "đặt cược" vào dự án Nam An Khánh
Miễn nhiệm 1 Phó tổng giám đốc Sudico
FLC triển khai 3 dự án BĐS tổng đầu tư 6.000 tỷ đồng
Sudico chào bán cổ phiếu Sông Đà 19
Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) vừa thông báo bán toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Sông Đà 19 (SJM).

SUDICO hiện đang sở hữu 1.079.494 cổ phiếu SJM, chiếm 21,59% cổ phần SJM. Mục đích thực hiện giao dịch nhằm tái cơ cấu lại các khoản mục đầu tư. Phương thức giao dịch: Thoả thuận hoặc khớp lệnh.

Ông Hồ Sĩ Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà cho biết, năm 2015, SUDICO sẽ tiếp tục dồn lực đầu tư và kinh doanh với Dự án Nam An Khánh.

HĐQT Sudico cho phép Tổng giám đốc đầu tư cho Dự án Nam An Khánh vào khoảng 200 tỷ đồng và được bàn với các đối tác hợp tác đầu tư xây dựng khu dịch vụ và được phép sử dụng, cho thuê trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, năm 2015, Sudico sẽ đầu tư xây 2 - 4 block chung cư nhà thương mại (với giá khoảng 14 triệu/m2), mức giá hiện khá hút khách trên thị trường. Tại Hà Nội, mức giá nhà thương mại rẻ nhất hiện là 13,5 triệu đồng/m2, nhưng không được hưởng hạ tầng đồng bộ như Nam An Khánh. Các đơn vị thi công sẽ hợp tác với Sudico để xây dựng móng, sau khi xong móng, đủ điều kiện bán hàng, thì sẽ cho họ quyền phát triển đất trong dự án hoặc số căn hộ ngay tại block đó. Hình thức nay tương tự như Hoàng Long đang làm với Sông Đà 6, Sông Đà 5.

Sau khi 2 chung cư này được xây xong, toàn bộ tầng 1 của Dự án chính là khu dịch vụ phục vụ cho khu nhà thấp tầng, với dân cư dự kiến tối thiểu 2.000 người. Cư dân khu thấp tầng, cao tầng vào ở khi dịch vụ hoàn chỉnh sẽ tạo thành sức hút cho việc bán hàng đối với các phần còn lại của Dự án.

Theo ông Hùng, đối với vấn đề tài chính, với sản lượng dự kiến đưa ra trong năm 2015 là từ 1.000 đến 1.500 tỷ đồng; đầu tư 350 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 tỷ đồng, dòng tiền về tài khoản của Sudico ước đạt 1.000 tỷ đồng. Khoản tiền trả nợ năm 2015 của Sudico là 700 tỷ đồng. Với kế hoạch này, việc trả nợ ngân hàng hoàn toàn nằm trong tầm tay của Sudico. Năm 2015, dù chưa có khoản nợ đến hạn, nhưng Sudico đã cân đối dòng tiền để trả bớt nợ. Theo kế hoạch này, năm 2015, Sudico sẽ đạt được một số lợi nhuận chuẩn bị đầu tư vào Dự án Tiến Xuân trong năm 2016.

Trước đó, ngày 1/12/2014, Sudico đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật tại Dự án Nam An Khánh với Công ty cổ phần Phát triển Dự án Techcom (TCD), tổng diện tích chuyển nhượng là 8,9 ha. Khu đất chuyển nhượng được thiết kế quy hoạch là các căn biệt thự đơn lập, song lập và liên kế nhà vườn, nằm trên khu vực hồ lớn. Tổng giá trị chuyển nhượng là 1.300 tỷ đồng, trong đó, giá trị đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật là 120 tỷ đồng. Dự án này được chuyển nhượng để giải quyết khoản tài chính đến hạn của Sudico đối với một ngân hàng TMCP.

Liên quan đến vấn đề liệu Sudico có ý định chuyển nhượng một phần Dự án Nam An Khánh để “quay vòng” vốn thực hiện toàn bộ Dự án Nam An Khánh hay không? Ông Hùng cho hay, các dự án Nam An Khánh, Văn La - Văn Khê, Tiến Xuân là “xương sống” của Sudico, nên sẽ không có chuyện chuyển nhượng, mà Sudico chỉ có hợp tác với các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện dự án. Với các dự án khác, Sudico có thể chọn đối tác, tìm cơ hội phù hợp thì sẽ chuyển nhượng.

Sudico lãi quý II nhờ tiền phạt vi phạm hợp đồng

() CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh công ty mẹ và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2014.

Đại gia bất động sản xé nhỏ dự án để chuyển nhượng

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản “nói không” với chuyển nhượng một phần dự án với lý do luật không có quy định nào cho phép việc chuyển nhượng này, nhưng thực tế, việc chia nhỏ dự án, chuyển nhượng cho nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã được các chủ đầu tư, nhất là các “đại gia” trong làng bất động sản thực hiện từ lâu.

"Soi lỗ" đại gia địa ốc: 10 đồng vay gánh 7 đồng lãi

Thực trạng thị trường bất động sản khó khăn khiến đặc trưng vay nợ nhiều trở thành gánh nặng oằn lưng nhiều DN. Sức ép chi phí vốn vay có nguy cơ… nuốt luôn các dự án bị tồn kho lâu ngày!  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư