-
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
Nhà máy của SPVB tại Cần Thơ |
SPVB là doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài), được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP.HCM cấp ngày 27/9/2007 và Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần 6 vào ngày 28/8/2014. SPVB có trụ sở chính tại quận 1, do ông Chandra Shekhar Arvind Mundlay làm tổng giám đốc điều hành, đại diện theo pháp luật.
Vào năm 2008, SPVB thực hiện một dự án đầu tư mới - Dự án Nhà máy Cần Thơ - Pepsico Việt Nam, chuyên sản xuất các loại nước giải khát tại Lô số 2.19B, KCN Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, với tổng số vốn là 40 triệu USD. Dự án này được Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ (CEPIZA) ký, cấp gấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 57221000042, ngày 24/1/2008. Dự án được thành lập dưới hình thức Chi nhánh sản xuất của SPVB chi nhánh Cần Thơ.
Theo Giấy chứng nhận đầu tư vừa kể, SPVB Chi nhánh Cần Thơ được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) gồm: Thuế suất 15% áp dụng trong 12 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh; miễn thuế TNDN trong 3 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.
Cuối năm 2014, Cục Thuế TP.HCM đã lập Đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại Công ty SPVB (cho giai đoạn 2012-2013). Đến ngày 10/112014, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM kết luận Công ty SPVB đã có hành vi vi phạm trong việc kê khai thuế, nộp thuế và nội dung ưu đãi miễn giảm thuế TNDN.
Đến ngày 9/2/2015, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành Quyết định số 488/QĐ-CT-XP, xử phạt (phạt tiền) và biện pháp khắc phục hậu quả đối với SPVB, với tổng số tiền mà DN này phải nộp trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, là 24.340.899.403 đồng.
Cụ thể, phạt 2.714.276.962 đồng (vì hành vi khai sai thuế TNDN); truy thu thuế TNDN số tiền 18.038.804.138 đồng và tiền chậm nộp tiền thuế 3.587.818.303 đồng (vì hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp).
Cục Thuế TP.HCM đã áp dụng tình tiết tăng nặng do SPVB tiếp tục tái phạm hành vi kê khai sai về ưu đãi đầu tư mở rộng sau khi đã có kết luận và kiến nghị qua kiểm tra của cơ quan thuế cho năm 2011 (do Tổng cục Thuế tiến hành).
Tại Văn bản số 212/TCT-CS đề ngày 20/1/2015 gởi Cục Thuế TP.HCM và SPVB, ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết: Năm 2007, SPVB có lập chi nhánh tại Cần Thơ. Chi nhánh SPVB tại Cần Thơ thực hiện đầu tư Nhà máy Cần Thơ - Pepsico Việt Nam hoạt động từ tháng 1/2008. Đối chiếu với các điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì Chi nhánh này không đáp ứng được điều kiện hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với cơ sở mới thành lập mà thuộc diện ưu đãi đầu tư mở rộng theo quy định tại khoản 4 Điều 36 của nghị định vừa kể, và được miễn giảm thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại: miễn 3 năm số thuế phải nộp và giảm 5 năm tiếp theo (không ưu đãi về thuế suất).
Trong văn bản phúc đáp kể trên, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đề nghị SPVB trao đổi với CEPIZA về việc đơn vị này cấp GCNĐT chưa phù hợp pháp luật.
Đối với SPVB, bất ngờ trước quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Thuế TPHCM, phía lãnh đạo của DN này cho biết quyết định đầu tư vào dự án Cần Thơ của DN được thực hiện trên cơ sở các ưu đãi thuế được cấp cho dự án năm 2008. SPVB đã tuân thủ hoàn toàn theo các điều kiện trong GCNĐT và hoàn toàn tin tưởng rằng GCNĐT có tính pháp lý cao nhất, là cơ sở cho phép DN được phép đầu tư và cũng là một trong những cam kết từ phía Nhà nước về các điều kiện cũng như ưu đãi đối với đầu tư của DN. Việc Chi nhánh của SPVB Cần Thơ được hưởng các ưu đãi thuế theo GCNĐT do CEPIZA là cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền cấp là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
-
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam